Bệnh túi thừa ống tiêu hóa: Viêm túi thừa đại tràng

June 27, 2021

I. TNG QUAN 
- Túi thừa là những túi nhỏ phồng ra nằm ở lớp niêm mạc của ống tiêu hóa. Túi thừa thường lành tính, nó có thể thấy ở dạ dày, tá tràng, ruột non và ruột già (đại tràng), nhưng phần lớn là ở đại tràng và hiếm khi thấy ở dạ dày. Túi thừa của đại tràng thường không chứa tất cả các lớp của ống tiêu hóa, do đó nó được coi là túi thừa giả. Túi thừa đại tràng bên trái thường thấy hơn bên phải.
- Nguyên nhân hình thành túi thừa được cho là xuất phát từ chỗ yếu của thành ruột, dưới áp lực trong lòng ruột (do ruột co thắt mạnh) trong trường hợp táo bón kinh niên hoặc bệnh lý viêm đại tràng mãn tính chẳng hạn.
- Đa phần túi thừa của dạ dày và ruột non được phát hiện tình cờ qua nội soi dạ dày hoặc trong 1 lần phẫu thuật khác vô tình thấy, có khi nó không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ của những bệnh lý khác mà không có liên quan đến túi thừa.
- Khoảng 75% túi thừa đại tràng có biến chứng viêm nhiễm đơn thuần. Môt số trường hợp viêm túi thừa đại tràng đơn thuần không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, khi đó nhiễm trùng lan ra ngoài vách đại tràng, hoặc có khi vách túi thừa bị thủng, tạo ổ áp xe hoặc viêm phúc mạc . . . có thể dẫn đến tử vong. Đôi khi nó dính vào các quai ruột non gây tắc ruột hoặc tạo lỗ rò tiêu hóa, rò hệ tiết niệu và sinh dục rất phức tạp.
- Trong phần trình bày này chúng tôi sẽ chủ yếu nói về bệnh lý của viêm túi thừa của đại tràng.
 
II. TRIU CHNG THƯNG GP
- Đau bụng thường liên tục, kéo dài trong vài ngày. Đau có thể xảy ra bên trái nếu tổn thương của túi thừa ở đại tràng xuống hoặc đại tràng sigma. Nếu đau bên phải thường là viêm của túi thừa manh tràng hoặc đại tràng lên, tuy nhiên trong trường hợp này phải hết sức chú ý cảnh giác vì rất dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa.
- Đầy bụng, buồn nôn và có khi nôn ói.
- Sốt từ nhẹ nếu chỉ viêm nhiễm đơn thuần, hoặc đến nặng nếu có viêm phúc mạc hay áp xe.
- Thay đổi thói quen đi tiêu: táo bón hoặc tiêu chảy
- Đau rát khi đi tiểu hoặc phụ nữ có khí hư bất thường: nếu như túi thừa gây rò vào đường tiết niệu hoặc sinh dục.
- Chảy máu trực tràng (ít gặp)


 
III. NHNG YU T NGUY CƠ NÀO D MC BÊNH
- Người lớn tuổi: dễ bị táo bón kinh niên, do đó cũng dễ mắc bệnh này.
- Béo phì: người béo phì càng nhiều cân nặng thì yếu tố nguy cơ mắc bệnh càng cao
- Hút thuốc: những người hút thuốc dễ bị bệnh này hơn những người không hút thuốc.
- Ít vận động cũng được cho là yếu tố nguy cơ của bệnh này.
- Có chế độ ăn nhiều mỡ và ít chất xơ dễ dẫn đến thừa cân và táo bón.
- Sử dụng 1 số loại thuốc làm tăng nguy cơ viêm túi thừa: Một số loại thuốc có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm túi thừa, bao gồm thuốc nhóm steroids, opioids và thuốc chống viêm không steroid hạn như: ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và naproxen sodium (Aleve).
 
IV. NHNG BIN CHNG
Khoảng 25% người bị viêm túi thừa cấp tính sẽ gây ra các biến chứng như sau:
- Nhiễm trùng tiến triển rồi hình thành mủ trong túi thừa và tạo áp xe túi thừa.
- Biến chứng tắc ruột do quá trình viêm nhiễm tái diễn nhiều lần tạo sẹo xơ gây ra biến chứng này.
- Xuất hiện lỗ rò bất thường giữa các đoạn ruột với nhau hoặc giữa ruột với các cơ quan lân cận như bàng quang, âm đạo hoặc thành bụng . . .
- Viêm phúc mạc: khi túi thừa bị viêm hoặc nhiễm trùng nặng tạo mủ bên trong rồi sau đó vỡ ra. Từ đây mủ và dịch tiêu hóa trong ruột chảy lan tràn vào khoang bụng gây viêm phúc mạc. Đây là tình trạng rất cấp tính và hết sức nặng nề, đòi hỏi phải được cấp cứu và phẫu thuật kịp thời, vì nếu không, bệnh nhân có thể tử vong.
 
V. CHN ĐOÁN
- Túi thừa không viêm sẽ không dễ gì chẩn đoán ra. Một số bệnh nhân có dấu hiệu cấp tính như sốt, đau bụng và khi đến cấp cứu tại những trung tâm y tế có phương tiện chẩn đoán hình ảnh tốt mới có thể phát hiện ra.
- Ngoài những yếu tố nguy cơ và một số triệu chứng lâm sàng giúp nghĩ đến bệnh này thì để có chẩn đoán chính xác cần phải làm một số xét nghiệm và hình ảnh học.
- Xét máu có thể thấy gia tăng những chỉ số của nhiễm trùng như bạch cầu cao, nhất là tỉ lệ đa nhân trung tính cao hơn bình thường, CRP (1 loại xét nghiệm đánh giá phản ứng của viêm) cao và có khi rất cao. Những kết quả này cũng thường thấy trong những bệnh lý nhiễm trùng khác, do dó nó không có nhiều ý nghĩa về mặt chẩn đoán chính xác viêm túi thừa.
- Trước đây khi chưa có các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, không hiếm trường hợp viêm túi thừa của đại tràng bên phải đã được chẩn đoán lầm là viêm ruột thừa, nhất là trong trường hợp viêm túi thừa của manh tràng.
- Siêu âm ít có giá trị chẩn đoán túi thừa hơn là CT Scan ổ bụng có tiêm thuốc cản quang. Tuy nhiên bác sĩ siêu âm nếu có kỹ năng tốt cũng có thể thấy được túi thừa khi nó viêm rõ hoặc áp xe hóa.
- Ngoài ra nội soi khung đại tràng sau khi thụt tháo hết phân cũng sẽ nhìn thấy được phần lỗ trong của túi thừa và có thể kiểm đếm được số lượng túi thừa toàn bộ đại tràng. Tuy nhiên kỹ thuật này không được phép làm khi đang có viêm nhiễm, vì khi soi bác sĩ sẽ bơm hơi để căng phồng đại tràng giúp quan sát dễ nhưng nó cũng có nguy cơ làm thủng, vỡ túi thừa.
 
VI. ĐIU TR
- Đa số các túi thừa không có triệu chứng nên không có chỉ định điều trị.
- Viêm túi thừa đại tràng ở mức độ nhẹ chỉ cần điều trị ngoại trú với kháng sinh, kháng viêm bằng đường uống là đủ. Thực hiện các hướng dẫn như nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống (ăn chín, uống chín và thức ăn dễ tiêu hóa). Đa số những trường hợp nhẹ sẽ qua khỏi với cách điều trị này.
- Tuy nhiên nếu mức độ nặng hơn như có sốt cao, xét nghiệm máu có nhiễm trùng nặng hoặc / và hình ảnh CT Scan cho thấy có viêm nhiễm lan tỏa hay tụ dịch quanh túi thừa hoặc / và có hình thành áp xe thì phải nhập viện điều trị nội trú bằng kháng sinh tiêm truyền tĩnh mạch hoặc xem xét phẫu thuật nếu có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa ngoại tiêu hóa (viêm phúc mạc hay áp xe vỡ).
- Nhiều túi thừa đại tràng và viêm nhiễm tái diễn nhiều lần có thể xem xét phẫu thuật chương trình để cắt bỏ phần đại tràng chứa những túi thừa đó.
- Một số trường hợp có biến chứng khác như xuất huyết tiêu hóa, rò tiêu hóa, rò vào hệ tiết niệu và sinh dục đòi hỏi những kỹ thuật xử trí phức tạp hơn như cắt bỏ nhiều đoạn ruột dính, tắc hoặc phải dẫn lưu theo dõi lâu dài, một số ít trường hợp phải làm hậu môn nhân tạo . . .  
- Trong những trường hợp phức tạp như thế, việc điều trị nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín với sự hỗ trợ của Bác sĩ chuyên môn cao.
 
VII. CÁCH PHÒNG NGA
Theo lời khuyên của BS CK2 Phạm Ngọc Lai – Trưởng khoa Ngoại tổng quát, bệnh viện Columbia Asia Bình Dương thì để ngăn ngừa tình trạng viêm túi thừa, bạn nên:
- Năng vận động và tập thể dục đều đặn giúp thúc đẩy chức năng của ruột và giảm áp lực bên trong ruột kết
- Chế độ ăn với nhiều chất xơ và uống đủ nước: giúp làm mềm chất thải và đi qua ruột già nhanh hơn.
- Tránh những thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc, lười vận động . . .
- Không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh mà phải có chỉ dịnh từ bác sĩ, vì 1 số loại thuốc khi sử dụng có thể làm tăng nguy cơ viêm túi thừa.
- Khi có những triệu chứng như đã mô tả ở trên, nên đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tầm soát và phát hiện viêm túi thứa ở giai đoạn sớm.

--------------------------
Theo BS CKII Phạm Ngọc Lai - Trưởng khoa Ngoại tổng quát 
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương