Chuẩn bị sanh con trong mùa COVID-19
August 05, 2021
Bình thường, nói đến đi sanh là cảm thấy căng thẳng rồi, nay lại thêm trong lúc đại dịch COVID -19 bùng phát nữa việc đi lại khó khăn, thì càng làm tăng thêm sự lo lắng của những người sắp làm mẹ. Các Mẹ bầu thường hay tự hỏi:
1. Kiểm tra và theo dõi những tuần cuối thai kỳ:
Thường qui các tuần thai thứ 32 - 36 – 37 – 38 – 39 - 40 là các mẹ bầu đến Bác sĩ để được thăm khám và theo dõi. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID -19 bùng phát, việc di chuyển khó khăn không thể đển khám theo thường qui được, nhưng các Mẹ bầu phải cố gắng đến khám ở tuần thai thứ 35-36, tuyệt đối không được bỏ qua. Vì thời điểm này rất quan trọng để Bác sĩ đánh giá sức khỏe Mẹ - Bé và tiên lương cho cuôc sanh sắp tới ( Ngôi thai đầu – Vị trí nhau bám đáy – Lương ối AFI và làm các test đánh giá sức khỏe thai ổn/CTG)
Nếu tình trạng thai ổn định, các Mẹ Bầu an tâm chuẩn bị và chờ ngày chuyển dạ. Tuy nhiên, vào lúc này các Mẹ bầu phải tự theo dõi những chuyển biến của thai ở nhà .
2. Cách theo dõi dõi cử đông thai (thai máy, thai đạp) hằng ngày:
3. Dấu hiệu chuẩn bị sanh
Thường chuyển dạ vào tuần thai 38-39- 40, tuy nhiên cũng có khi sớm hơn. Nhận biết dấu hiệu chuẩn bị sanh :- Đột nghột đau thắt bụng, từng cơn. Đều đặn – Khoảng 1-2 cơn trong 10phút
- Ra huyết hồng hay đỏ - Hay ra lương nước nhiều
Nếu có dấu thiệu trên, Mẹ bầu nên thu xếp đến Bệnh viện ngay – Không trì hoãn. Vì trong mùa dịch, để bảo vệ sức khọẻ Bà Mẹ, bé và cho mọi người, tất cả các bệnh nhân nhập viên đều phải được thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19, kết quả sẽ có sau 30 phút, sau đó Mẹ bầu mới nhập viện. Do đó Mẹ bầu cần đến bệnh viện sớm để được chăm sóc tốt nhất.
Lưu ý: sản phụ và người thân (chỉ 1 người thân được nuôi bệnh) đều phải khai báo y tế (yếu tố dịch tễ và triệu chứng lâm sàng COVID-19 nếu có), cả 2 đều phải được xét nghiệm tầm soát COVID-19. Tuân thủ nội quy của bệnh viện. Không thăm bệnh để bảo vệ an toàn cho bệnh nhân.
4. Dinh dưỡng
Rất quan trọng cho sự phát triển của bé và sức khỏe của Mẹ
+ Cho Mẹ: Quần áo măc khi về, khăn, vớ , vật dụng vệ sinh cá nhân
Giấy tờ: Chứng minh thư – hộ khẩu , BHYT nếu có
Sổ khám thai
Phương tiện di chuyển từ nhà đến BV sẵn sàng khi cần
Với mong muốn tất cả Mẹ bầu hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc đón bé chào đời, an toàn và hưởng được dịch vụ sinh tốt nhất, Bs. Ngọc Bích đã chia sẻ những lời khuyên thiết thực nhất và mong các Mẹ bầu xếp lại những lo lắng mà hãy an tâm sanh con trong mùa dịch.
---------------------------
BS Trương Thị Ngọc Bích - Trưởng khoa Sản
Bệnh viện Columbia Asia bình Dương
- Nếu không đến khám đúng định kỳ tuần thai theo qui trình thì có sao không?
- Sanh con trong Mùa dịch Covid, Mẹ bầu và Bé có ảnh hưởng gì không?
- Cần phải chuẩn bị gì cho cuộc sanh trong mùa dich COVID?
1. Kiểm tra và theo dõi những tuần cuối thai kỳ:
Thường qui các tuần thai thứ 32 - 36 – 37 – 38 – 39 - 40 là các mẹ bầu đến Bác sĩ để được thăm khám và theo dõi. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID -19 bùng phát, việc di chuyển khó khăn không thể đển khám theo thường qui được, nhưng các Mẹ bầu phải cố gắng đến khám ở tuần thai thứ 35-36, tuyệt đối không được bỏ qua. Vì thời điểm này rất quan trọng để Bác sĩ đánh giá sức khỏe Mẹ - Bé và tiên lương cho cuôc sanh sắp tới ( Ngôi thai đầu – Vị trí nhau bám đáy – Lương ối AFI và làm các test đánh giá sức khỏe thai ổn/CTG)
Nếu tình trạng thai ổn định, các Mẹ Bầu an tâm chuẩn bị và chờ ngày chuyển dạ. Tuy nhiên, vào lúc này các Mẹ bầu phải tự theo dõi những chuyển biến của thai ở nhà .
2. Cách theo dõi dõi cử đông thai (thai máy, thai đạp) hằng ngày:
- Trước tiên xác định khoảng giờ cố định (sáng , trưa , chiều , tối).
- Tư thế: nằm ngửa – chân duỗi – lắng nghe cử đông của Bé và đếm
- Thai phát triển bình thường, cử động ít nhất 4 lần/ giờ.
- Nếu không được như vậy, phải theo dõi liên tục trong 2 giờ và số lần phải tối thiểu 8 lần máy. Nếu số lần vẫn ít hơn, thì Mẹ bầu cần khám thai ngay lập tức để Bác sĩ đánh giá tình trạng thai kịp thời.
3. Dấu hiệu chuẩn bị sanh
Thường chuyển dạ vào tuần thai 38-39- 40, tuy nhiên cũng có khi sớm hơn. Nhận biết dấu hiệu chuẩn bị sanh :- Đột nghột đau thắt bụng, từng cơn. Đều đặn – Khoảng 1-2 cơn trong 10phút
- Ra huyết hồng hay đỏ - Hay ra lương nước nhiều
Nếu có dấu thiệu trên, Mẹ bầu nên thu xếp đến Bệnh viện ngay – Không trì hoãn. Vì trong mùa dịch, để bảo vệ sức khọẻ Bà Mẹ, bé và cho mọi người, tất cả các bệnh nhân nhập viên đều phải được thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19, kết quả sẽ có sau 30 phút, sau đó Mẹ bầu mới nhập viện. Do đó Mẹ bầu cần đến bệnh viện sớm để được chăm sóc tốt nhất.
Lưu ý: sản phụ và người thân (chỉ 1 người thân được nuôi bệnh) đều phải khai báo y tế (yếu tố dịch tễ và triệu chứng lâm sàng COVID-19 nếu có), cả 2 đều phải được xét nghiệm tầm soát COVID-19. Tuân thủ nội quy của bệnh viện. Không thăm bệnh để bảo vệ an toàn cho bệnh nhân.
4. Dinh dưỡng
Rất quan trọng cho sự phát triển của bé và sức khỏe của Mẹ
- Dinh dưỡng đúng mức và đủ: Thịt cá trứng, rau xanh , trái cây ...
- Uống đủ nước, sữa và bổ sung thêm vitamin A,B, C, Canxi, sắt (Fe).. hay viên tổng hợp..
- Nghỉ ngơi
- Tâm lý: tâm lý vui vẻ để sẵn sàng đón bé. Lo lắng là không tránh khỏi nhưng các Mẹ yên tâm vì các Bác sĩ sản khoa, Bs. Nhi khoa, Bs. Gây mê, nữ hộ sinh và các nhân viên y tế đều đã được tiêm vaccine Covid-19 và tuân theo các biện pháp phòng ngừa khác để đảm bảo an toàn, chẳng hạn như đeo thiết bị bảo hộ cá nhân và 5K. Quan trọng là các Mẹ phải tuân thủ 5K – hạn chế hay tránh tiếp xúc người ngoài.
- Túi để đi sanh cần có:
+ Cho Mẹ: Quần áo măc khi về, khăn, vớ , vật dụng vệ sinh cá nhân
Giấy tờ: Chứng minh thư – hộ khẩu , BHYT nếu có
Sổ khám thai
Phương tiện di chuyển từ nhà đến BV sẵn sàng khi cần
Với mong muốn tất cả Mẹ bầu hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc đón bé chào đời, an toàn và hưởng được dịch vụ sinh tốt nhất, Bs. Ngọc Bích đã chia sẻ những lời khuyên thiết thực nhất và mong các Mẹ bầu xếp lại những lo lắng mà hãy an tâm sanh con trong mùa dịch.
---------------------------
BS Trương Thị Ngọc Bích - Trưởng khoa Sản
Bệnh viện Columbia Asia bình Dương