Hội chứng niệu đạo
August 31, 2020
Niệu đạo là ống dẫn nước niểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Ở nam giới, niệu đạo cũng là ống dẫn tinh dịch trong quá trình xuất tinh. Hội chứng niệu đạo là một nhóm các triệu chứng xảy ra khi niệu đạo bị kích thích.
Khi niệu đạo bị kích thích sẽ gây sưng và lòng niệu đạo bị thu hẹp lại, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tiểu tiện.
Các triệu chứng của hẹp niệu đạo tương tự như các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu và viêm niệu đạo. Tuy nhiên, nhiễm trùng là do vi khuẩn và virus, không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng niệu đạo
Hội chứng niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ
- Triệu chứng
- Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
- Đau khi đi tiểu
- Cảm thấy đột ngột muốn đi tiểu
- Vẫn còn cảm giác mắc tiểu dù mới đi tiểu xong
- Khó chịu hoặc đau ở bụng
- Đau ở lưng dưới
- Đau ở bộ phận sinh dục
- Đau khi quan hệ tình dục
- Các yếu tố rủi ro
- Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: các bệnh lây truyền qua đương tình dục có thể dẫn đến hội chứng niệu đạo như lậu, chlamydia, và mycoplasma bộ phận sinh dục
- Thức ăn: các chất trong một số loại thực phẩm khi ở trong nước tiểu sẽ gây kích ứng niệu đạo. Các loại thực phẩm này bao gồm:
+ Thức ăn cay, nóng
+ Rượu
- Chất gây kích ứng: hóa chất trong xà phòng, sản phẩm vệ sinh cá nhân và thuốc tránh thai có thể gây kích ứng niệu đạo bao gồm:
+ Dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc thụt rửa âm đạo
+ Sản phẩm vệ sinh phụ khoa
+ Gel tránh thai
+ bao cao su
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: sau khi bị nhiễm trùng, niệu đạo trở nên nhạy cảm hơn trong quá trình phục hồi khiến gia tăng nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo
- Quan hệ tình dục: quan hệ tình dục thô bạo có thể làm tổn thương niệu đạo, đặc biệt ở nữ giới. Trong trường hợp này, tình trạng viêm dẫn đến hội chứng niệu đạo là một phần của quá trình hồi phục tự nhiên
- Các yếu tố rủi ro khác:
- Quan hê tình dục không sử dụng bao cao su
- Có tiển sử mắc bệnh lây qua đường tình dục
- Nhiễm khuẩn ở bàng quang hoặc thận
- Dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch
- Các vấn đề về cấu tạo niệu đạo như niệu đạo hẹp
- Phụ nữ sinh nhiều con có thể có nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo cao hơn
- Sinh nở nhưng không cắt tầng sinh môn cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo
- Chẩn đoán
- Điều trị
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được kê thêm thuốc giảm đau và viêm trong trường hợp cảm thấy đau buốt.
Nếu nguyên nhân gây nên được nghi ngờ là do xà phòng hoặc sản phẩm vệ sinh gây kích ứng thì người bệnh sẽ được đề nghị ngừng sử dụng và thay đổi sản phẩm mới. Trường hợp này có thể không cần điều trị y tế.
Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn thay đổi chế độ ăn uống.
- Phòng ngừa
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Sử dụng sữa tắm không hương liệu, sữa tắm bồn tạo bọt và các sản phẩm vệ sinh
- Hạn chế hoặc giảm uống rượu và caffein
- Tránh ăn thức ăn cay
-------------------------
Chuyên khoa Tiết Niệu – Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
Chuyên cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị sâu rộng, hiệu quả cho các vấn đề bệnh lý về niệu khoa với kỹ thuật mới và chuyên môn cao
Follow us for latest Health Tips:
Theo dõi chúng tôi để biết các Mẹo Sức khỏe mới nhất: