Những điều cần biết về Rối loạn nhịp tim
July 13, 2021
Rối loạn nhịp tim xảy ra khi các xung điện điều phối nhịp tim của bạn không hoạt động bình thường khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều.
Tình trạng này có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm mà nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Nhịp tim thế nào là bình thường?
Trái tim của bạn được tạo thành từ 4 ngăn gồm 2 ngăn trên (tâm nhĩ) và 2 ngăn dưới (tâm thất). Nhịp tim của bạn được điều khiển bởi một máy tạo nhịp tim tự nhiên, hay còn gọi là nút xoang, nằm trong tâm nhĩ phải. Nút xoang này sẽ tạo ra những xung điện để bắt đầu mỗi nhịp tim, làm cho cơ tâm nhĩ co lại và bơm máu vào tâm thất. Sau đó, các xung điện này sẽ đến nút nhĩ thất (AV). Nút AV này làm chậm tín hiệu điện trước khi chúng đi vào tâm thất giúp tâm nhĩ co bóp trước khi tâm thất hoạt động. Sau đó, các xung điện sẽ đến các cơ của tâm thất khiến chúng co lại và bơm máu đến khắp các bộ phận của cơ thể
Quá trình này thường diễn ra suôn sẻ ở một trái tim khỏe mạnh với nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi là từ 60 đến 100 nhịp/phút
2. Triệu chứng Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào nên thường được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, bạn có thể để ý một số triệu chứng như:
- Cảm thấy rung động trong lồng ngực
- Nhịp tim nhanh/ chậm
- Tức ngực
- Khó thở
Đi kèm là các biểu hiện:
- Lo lắng
- Chóng mặt
- Đổ mồ hôi
- Ngất xỉu hoặc gần như ngất.
3. Nguyên nhân
Có nhiều lý do gây ra rối loạn nhịp tim, trong đó gồm các bệnh lý:
- Một cơn đau tim đang xảy ra
- Sẹo của mô tim do tổn thương trước đó
- Bệnh cơ tim
- Bệnh động mạch vành
- Tăng huyết áp
- Bệnh tuyến giáp: cường giáp/ suy giáp
- Tiểu đường
- Chứng ngưng thở khi ngủ
- COVID-19
- Bệnh tim bẩm sinh
Ngoài ra, bạn có thể mắc tình trạng này nếu có những thói quen:
- Hút thuốc lá
- Uống quá nhiều rượu hoặc caffein
- Sử dụng ma túy
- Quá lo lắng hoặc căng thẳng
- Sử dụng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng gồm thuốc cảm, thuốc dị ứng không kê đơn
- Có người thân mắc bệnh tim
4. Biến chứng
Nếu mắc rối loạn nhịp tim, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như:
- Đột quỵ: bệnh làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và có thể gây tắc nghẽn lưu lượng máu đến não. Ngoài ra, nguy cơ bị đột quỵ sẽ cao hơn nếu bạn đang mắc các bệnh về tim hoặc trên 65 tuổi .
- Suy tim: nhịp tim nhanh/chậm trong thời gian dài khiến tim không thể bơm máu hiệu quả và từ đó gây nên suy tim
5. Cách phòng ngừa
Để ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, trước tiên bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Bạn nên thực hiện những phương pháp sau:
- Ăn chế độ tốt cho tim mạch
- Duy trì hoạt động thể chất và giữ cân nặng hợp lý
- Tránh hút thuốc
- Hạn chế hoặc tránh caffein và rượu
- Kiểm soát cảm xúc và tránh căng thẳng
- Thận trọng sử dụng thuốc không kê đơn vì một số thuốc cảm và ho có chứa chất kích thây gây nhịp tim nhanh
6. Bạn cần làm gì khi bị Rối loạn nhịp tim?
Khi có những triệu chứng rối loạn nhịp tim, thì bạn nên đến thăm khám trực tiếp với Bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Đặc biệt nếu bị rung thất thì tim sẽ không thể bơm máu đến cơ thể, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý nhanh trong vài phút. Trong trường hợp này, nếu có người thân bị rung thất thì bạn nên xử lý theo cách sau:
- Gọi ngay cấp cứu
- Dùng phương pháp hồi sinh tim phổi (CPR) giúp duy trì lượng máu đến các cơ quan cho đến khi có máy khử rung tim.
- Tìm xem có máy khử rung tim ở các khu vực gần bạn hay không
- Nếu không biết phương pháp CPR, bạn có thể thưc hiện hô hấp nhân tạo chỉ dùng tay bằng cách ép ngực liên tục 100-120 lần/phút cho đến khi nhân viên y tế đến. Để thực hiện động tác ấn ngực, bạn cần ấn nhanh và mạnh vào giữa ngực
-------------------------
Đơn vị Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
Với đội ngũ bác sĩ tim mạch Columbia có nhiều năm kinh nghiệm đã can thiệp thành công trên 1.000 ca giúp bệnh nhân có thêm lựa chọn đáng tin cậy để điều trị bệnh lý tim mạch tại bệnh viện
Đặc biệt, với hệ thống máy chụp mach vành hiện đại đã giúp các bác sĩ chẩn đoán và cứu chữa kịp thời những ca bệnh lý nguy hiểm như tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, hở van tim…
Tình trạng này có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm mà nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Nhịp tim thế nào là bình thường?
Trái tim của bạn được tạo thành từ 4 ngăn gồm 2 ngăn trên (tâm nhĩ) và 2 ngăn dưới (tâm thất). Nhịp tim của bạn được điều khiển bởi một máy tạo nhịp tim tự nhiên, hay còn gọi là nút xoang, nằm trong tâm nhĩ phải. Nút xoang này sẽ tạo ra những xung điện để bắt đầu mỗi nhịp tim, làm cho cơ tâm nhĩ co lại và bơm máu vào tâm thất. Sau đó, các xung điện này sẽ đến nút nhĩ thất (AV). Nút AV này làm chậm tín hiệu điện trước khi chúng đi vào tâm thất giúp tâm nhĩ co bóp trước khi tâm thất hoạt động. Sau đó, các xung điện sẽ đến các cơ của tâm thất khiến chúng co lại và bơm máu đến khắp các bộ phận của cơ thể
Quá trình này thường diễn ra suôn sẻ ở một trái tim khỏe mạnh với nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi là từ 60 đến 100 nhịp/phút
2. Triệu chứng Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào nên thường được phát hiện trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, bạn có thể để ý một số triệu chứng như:
- Cảm thấy rung động trong lồng ngực
- Nhịp tim nhanh/ chậm
- Tức ngực
- Khó thở
Đi kèm là các biểu hiện:
- Lo lắng
- Chóng mặt
- Đổ mồ hôi
- Ngất xỉu hoặc gần như ngất.
3. Nguyên nhân
Có nhiều lý do gây ra rối loạn nhịp tim, trong đó gồm các bệnh lý:
- Một cơn đau tim đang xảy ra
- Sẹo của mô tim do tổn thương trước đó
- Bệnh cơ tim
- Bệnh động mạch vành
- Tăng huyết áp
- Bệnh tuyến giáp: cường giáp/ suy giáp
- Tiểu đường
- Chứng ngưng thở khi ngủ
- COVID-19
- Bệnh tim bẩm sinh
Ngoài ra, bạn có thể mắc tình trạng này nếu có những thói quen:
- Hút thuốc lá
- Uống quá nhiều rượu hoặc caffein
- Sử dụng ma túy
- Quá lo lắng hoặc căng thẳng
- Sử dụng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng gồm thuốc cảm, thuốc dị ứng không kê đơn
- Có người thân mắc bệnh tim
4. Biến chứng
Nếu mắc rối loạn nhịp tim, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như:
- Đột quỵ: bệnh làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và có thể gây tắc nghẽn lưu lượng máu đến não. Ngoài ra, nguy cơ bị đột quỵ sẽ cao hơn nếu bạn đang mắc các bệnh về tim hoặc trên 65 tuổi .
- Suy tim: nhịp tim nhanh/chậm trong thời gian dài khiến tim không thể bơm máu hiệu quả và từ đó gây nên suy tim
5. Cách phòng ngừa
Để ngăn ngừa rối loạn nhịp tim, trước tiên bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Bạn nên thực hiện những phương pháp sau:
- Ăn chế độ tốt cho tim mạch
- Duy trì hoạt động thể chất và giữ cân nặng hợp lý
- Tránh hút thuốc
- Hạn chế hoặc tránh caffein và rượu
- Kiểm soát cảm xúc và tránh căng thẳng
- Thận trọng sử dụng thuốc không kê đơn vì một số thuốc cảm và ho có chứa chất kích thây gây nhịp tim nhanh
6. Bạn cần làm gì khi bị Rối loạn nhịp tim?
Khi có những triệu chứng rối loạn nhịp tim, thì bạn nên đến thăm khám trực tiếp với Bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Đặc biệt nếu bị rung thất thì tim sẽ không thể bơm máu đến cơ thể, người bệnh có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý nhanh trong vài phút. Trong trường hợp này, nếu có người thân bị rung thất thì bạn nên xử lý theo cách sau:
- Gọi ngay cấp cứu
- Dùng phương pháp hồi sinh tim phổi (CPR) giúp duy trì lượng máu đến các cơ quan cho đến khi có máy khử rung tim.
- Tìm xem có máy khử rung tim ở các khu vực gần bạn hay không
- Nếu không biết phương pháp CPR, bạn có thể thưc hiện hô hấp nhân tạo chỉ dùng tay bằng cách ép ngực liên tục 100-120 lần/phút cho đến khi nhân viên y tế đến. Để thực hiện động tác ấn ngực, bạn cần ấn nhanh và mạnh vào giữa ngực
-------------------------
Đơn vị Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
Với đội ngũ bác sĩ tim mạch Columbia có nhiều năm kinh nghiệm đã can thiệp thành công trên 1.000 ca giúp bệnh nhân có thêm lựa chọn đáng tin cậy để điều trị bệnh lý tim mạch tại bệnh viện
Đặc biệt, với hệ thống máy chụp mach vành hiện đại đã giúp các bác sĩ chẩn đoán và cứu chữa kịp thời những ca bệnh lý nguy hiểm như tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, hở van tim…