Những điều cần biết về tăng huyết áp
September 13, 2021
Bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên thế giới. Trong đó, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch có thể điều chỉnh được.
Những nguy hiểm do bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì tăng huyết áp thường không có triệu chứng, tuy nhiên bệnh diễn tiến dần dần theo thời gian và gây tổn hại nhiều cơ quan; đôi khi phát hiện tăng huyết áp do tình cờ đo huyết áp, hoặc phát hiện khi đã có biến chứng của tăng huyết áp.
Hình: Các biến chứng của tăng huyết áp
Cần nhớ rằng tăng huyết áp thường không có triệu chứng. Tăng huyết áp không được phát hiện và điều trị, hoặc kiểm soát không tốt sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan, bao gồm não (đột quỵ), tim (phì đại cơ tim, suy tim), thận (suy thận), mắt (bệnh lý võng mạc), bệnh mạch máu ngoại biên,… Vì vậy việc tầm soát tăng huyết áp rất cần thiết và quan trọng.
Phân loại các mức huyết áp
ThS.BS. Pham Ngoc Dan - Khoa Nội Tim mạch
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Columbia Asia Sài Gòn
Những nguy hiểm do bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì tăng huyết áp thường không có triệu chứng, tuy nhiên bệnh diễn tiến dần dần theo thời gian và gây tổn hại nhiều cơ quan; đôi khi phát hiện tăng huyết áp do tình cờ đo huyết áp, hoặc phát hiện khi đã có biến chứng của tăng huyết áp.
Hình: Các biến chứng của tăng huyết áp
Cần nhớ rằng tăng huyết áp thường không có triệu chứng. Tăng huyết áp không được phát hiện và điều trị, hoặc kiểm soát không tốt sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan, bao gồm não (đột quỵ), tim (phì đại cơ tim, suy tim), thận (suy thận), mắt (bệnh lý võng mạc), bệnh mạch máu ngoại biên,… Vì vậy việc tầm soát tăng huyết áp rất cần thiết và quan trọng.
Phân loại các mức huyết áp
- Người khỏe mạnh huyết áp < 120/80mmHg: Cần theo dõi huyết áp ít nhất mỗi 5 năm và thường xuyên hơn nếu có nguy cơ (béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, đái tháo đường,..).
- Người có huyết áp bình thường (120-129/80-84mmHg): Nên kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi 3 năm / lần.
- Người có huyết áp cao-bình thường (130-139/85-89mmHg): Nên kiểm tra huyết áp mỗi năm
- Chẩn đoán tăng huyết áp khi mức huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg ít nhất qua hai lần đo.
- cảm giác khó chịu đau/nặng ngực ( đau có thể lan cánh tay trái, quai hàm, bả vai)
- mệt mỏi
- mất sức
- rối loạn giấc ngủ
- nóng bừng
- đổ mồ hôi nhiều
- đánh trống ngực
- sưng ở mắt cá, tay, mắt
- đau đầu
- nhìn mờ
- nam giới
- lớn tuổi
- hút thuốc lá
- béo phì
- ít vận động thể lực
- tiền căn gia đình có bệnh tim mạch (nam < 50 tuổi, nữ < 65 tuổi)
- đái tháo đường
- Dinh dưỡng kém (ăn quá nhiều muối hoặc ăn quá ít chất Kali)
ThS.BS. Pham Ngoc Dan - Khoa Nội Tim mạch
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Columbia Asia Sài Gòn