Hoại tử chỏm xương đùi vô trùng
September 16, 2020
Hoại tử chỏm xương đùi vô trùng (hoại tử vô mạch) là tình trạng mô xương bị chết do nguồn máu cung cấp cho xương bị gián đoạn dần dần gây ra các ổ khuyết xương và cuối cùng là sự phá hủy sụn và xương.
1. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây bệnh có thể do chấn thương hoặc không chấn thương nhưng gây tác động đến mạch máu nuôi xương.
- Chấn thương khớp hoặc xương: do trật khớp háng hoặc gãy cổ xương đùicó thể làm tổn thương các mạch máu ở chỏm xương đùi.
- Không chấn thương:
+ Sử dụng steroid: sử dụng corticosteroid liều cao, chẳng hạn như prednisone là nguyên nhân gây bệnh phổ biến do corticosteroid làm tăng lượng lipid máu.
+ Sử dụng Bisphosphonate: biến chứng hoại tử xương thường hiếm gặp ở người sử dụng liều cao loại thuốc này trong điều trị bệnh ung thư như u đa tủy, ung thư vú di căn
+ Một số phương pháp điều trị y tế: Điều trị ung thư liên quan đến bức xạ, ghép tạng, ghép thận cũng có thể gây suy yếu xương và nguy hại cho mạch máu
+ Uống rượu quá nhiều: gây tích tụ chất béo trong mạch máu
+ Một số bệnh khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoại tử vô mạch: bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh Gaucher, viêm tụy, tiểu đường, HIV/AIDS, Lupus ban đỏ hệ thống
2. TRIỆU CHỨNG
Hoại tử vô trùng chỏm xương đùi thương không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi tình trạng nặng hơn, người bệnh sẽ bắt cảm thấy những dấu hiệu sau:
- Đau ở háng, mông, có khi lan xuống vùng đùi. Ngoài ra, có một số người đau vùng khớp gối nên dễ bị chẩn đoán nhầm thành thoái hóa khớp gối.
- Đau ở 1 bên hoặc 2 bên khớp háng. Cơn đau thường tăng lên khi xương phải chịu áp lực như vận động hoặc đứng lâu. Nặng hơn, người bệnh có thể vẫn cảm thấy đau ngay cả khi nằm, nghỉ ngơi
- Ở giai đoạn muộn, khớp háng sẽ bị đau nhiều và khó vận động như thực hiện các động tác xoay trong, xoay ngoài, dạng và khép, gấp, duỗi. Người bệnh thường có dáng đi khập khiễng, nhiều khi đi lết.
Hoại tử chỏm xương đùi vô trùng
3. CHẨN ĐOÁN
Sau khi hỏi thăm về các triệu chứng, Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm cân lâm sàng để chẩn đoán như:
Sau khi hỏi thăm về các triệu chứng, Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm cân lâm sàng để chẩn đoán như:
- X-Quang: đây là phương pháp đơn giản và ít tốn kém nhất giúp phát hiện tình trạng bệnh ở giai đoạn tiến triển khi cho thấy sự thay đổi về khớp, xơ xương, liềm sáng/hốc sáng trên xương, xẹp phần xương chết
- MRI (cộng hưởng từ): thường dùng để phát hiện sớm bệnh hoại tử chỏm xương đùi vô trùng ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nhưng không có triệu chứng
Chẩn đoán hình ảnh
4. ĐIỀU TRỊ
Bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi được phát hiện sớm sẽ có cơ hội được điều trị bằng nhiều phương pháp (phẫu thuật và không phẩu thuật) và bảo tồn được chỏm xương đùi
- Điều trị bằng thuốc kháng viêm, giảm đau
- Sử dụng nạng khi di chuyển nhằm giảm bớt áp lực lên khớp háng
b. Phương pháp phẫu thuật:
Thay khớp háng nhân tạo
- Giải áp chỏm xương đùi: lấy ra mô xương bị tổn thương giúp giảm áp và giảm đau, kích thích lành xương và mạch máu mới
- Ghép xương mác có cuống mạch
- Tạo lại hình dạng xương (đục xương sửa trục)
- Thay khớp háng nhân tạo toàn phần: ở giai đoạn muộn, khi xương đã bị xẹp và không thể điều trị bằng những phương pháp trên thì thay khớp háng nhân tạo là giải pháp cuối cùng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt đau, đi lại gần như bình thường Tuy nhiên, độ bền của khớp nhân tạo lâu hay dài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm chất lượng xương của người bệnh, độ tuổi mắc bệnh, cơ sở vật chất của bệnh viện có chuyên khoa, chất liệu khớp nhân tạo và trình độ, kỹ năng của phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình
Thay khớp háng nhân tạo
------------------------------
BS CKI Cao Lạc Khang - Chuyên khoa Chấn thương - Chỉnh hình
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
BS CKI Cao Lạc Khang - Chuyên khoa Chấn thương - Chỉnh hình
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
Follow us for latest Health Tips:
Theo dõi chúng tôi để biết các Mẹo Sức khỏe mới nhất: