Hội chứng ống cổ tay
September 21, 2020
Ống cổ tay là một khoang rỗng được bao quanh bởi xương và dây chằng nhằm bảo vệ dây thần kinh giữa. Dây thần kinh giữa chạy dọc trong ống cổ tay, là một trong những dây thần kinh chính ở bàn tay khi cung cấp cảm giác cho ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và nhánh vận động ngón cái
Do ống cổ tay giống như một đường hầm tương đối chật hẹp nên dây thần kinh giữa khi đi qua ống cổ tay rất dễ bị tổn thương nếu bị chèn ép từ đó gây ra Hội chứng ống cổ tay.
Tình trạng bệnh thường có xu hướng diễn biến xấu hơn theo thời gian. Vì thế, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng
1. TRIỆU CHỨNG
Người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ cảm thấy những triệu chứng sau
- Tê, ngứa ran và đau chủ yếu ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Tình trạng nặng hơn vào ban đêm
- Cảm giác “kim châm” ở tay
- Cảm giác sưng ở ngón tay
- Cảm giác đau và ngứa ran có thể lan lên phần cẳng tay và vai.
- Tay yếu khiến bạn khó cầm nắm đồ vật, cài cúc áo, sử dụng điện thoại….
- NGUYÊN NHÂN & NGUY CƠ
- Di truyền: ống cố tay có cấu tạo di truyền nhỏ hơn bình thường
- Sử dụng tay lặp đi lặp lại: việc lặp đi lặp lại các hoạt động hoặc gập duỗi nhiều lần cổ tay và bàn tay trong thời gian dài
- Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ hoặc mãn kinh
- Các bệnh lý đi kèm: mắc các bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, mất cân bằng tuyến giáp, rối loạn tuyến giáp, suy thận, phù bạch huyết
- Tổn thương cổ tay: viêm khớp, viêm dây chằng, viêm đơn dây, đa dây thần kinh hay cả các chấn thương cổ tay, chẳng hạn như trật khớp, gãy xương
- Sử dụng thuốc anastrozole (arimidex) – loại thuốc dùng điều trị ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Béo phì
- Tính chất công việc lao động nặng: cần sử dụng 2 bàn tay, cổ tay, trong môi trường lạnh, sử dụng chuột máy tính nhiều, bàn phím…. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ này vẫn còn còn nhiều mâu thuẫn trong nghiên cứu dẫn đến việc chưa được xác nhận đây có phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hội chứng ống cổ tay hay không
Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ bàn tay và cổ tay đi kèm với các câu hỏi về tiền sử bệnh các bài kiểm tra thể chất bao gồm:
- Kiểm tra xem có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở ngón tay hay không bằng cách nhấn xuống hoặc gõ dọc theo dây thần kinh giữa, cúi và giữ cổ tay gập xuống và giữ tư thế đó trong một vài giây
- Kiểm tra độ nhạy của ngón tay bằng cách chạm nhẹ chúng bằng 1 dụng cụ trong khi bạn nhắm mắt
- Kiểm tra điểm yếu của các cơ quanh gốc ngón tay cái
- Tìm các dấu hiệu teo cơ ở ngón tay cái đối với các trường hợp nặng
Ngoài ra, Bác sĩ cũng có thể cho bạn làm thêm các bài kiểm tra khác:
- Xét nghiệm điện sinh lý: đo lường mức độ hoạt động của dây thần kinh giữa bằng các nghiên cứu dẫn truyền thần kinh
- Xét nghiệm điện cơ (EMG): đo hoạt động điện trong cơ cho biết liệu bạn có bị tổn thương thần kinh hoặc cơ hay không.
- Siêu âm, X-quang, MRI: giúp Bác sĩ xem rõ xương khớp và mô mềm quanh cổ tay giúp chấn đoán xác định hội chứng ống cổ tay
- ĐIỀU TRỊ
Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, Hội chứng ống cổ tay có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật. bằng cách:
- Đeo nẹp cổ tay: giữ cho vị trí cổ tay không xê dịch, đặc biệt khi đi ngủ
- Dùng thuốc kháng viêm không steroid
- Thay đổi thói quen vận động: điều chỉnh hoạt động tránh phải để cổ tay và bàn tay ở một vị trí quá lâu hoặc gập cổ tay lặp đi lặp lại
- Tiêm steroid trực tiếp vào cổ tay: có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng trong một thời gian
- Các bài tập trượt thần kinh: giúp dây thần kinh di chuyển tốt hơn trong ống cổ tay
Điều trị bằng nẹp cổ tay
b. Phẫu thuật giải phóng mở ống cổ tay
Nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả thì bạn bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật. Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật sẽ giúp giảm áp lực lên dây thần kinh giữa bằng cách cắt dây chằng ngang cổ tay.
Hiện tại, có 2 phương pháp phẫu thuật là mổ hở và mổ nội soi
* Phẫu thuật hở:
Bác sĩ sẽ rạch một đường trong lòng bàn tay qua ống cổ tay và cắt dây chằng ngang cổ tay giúp tăng khoảng không gian và giải phóng chèn ép lên dây thần kinh giữa
*Ưu điểm: nhanh chóng, dễ thực hiện và đạt hiệu quả 100%
*Khuyết điểm: do diện tích can thiệp rộng nên thời gian phục hồi lâu hơn và dễ để lại seo
* Phẫu thuật nội soi
Bác sĩ tạo một hoặc hai vết rạch nhỏ hơn để luồn ống nội soi có gắn camera vào bên trong và thực hiện cắt dây chằng ngang cổ tay bằng cách quan sát hình ảnh thu nhận được chiếu trên màn hình. Đây là phương pháp đòi hỏi phải được thực hiện ở cơ sở y tế được trang bị máy móc hiện đại với ê-kíp phẩu thuật có trình độ chuyên môn cao
Ưu điểm: tính thẩm mỹ cao, ít đau hơn
- PHỤC HỒI SAU PHẪU THUẬT
Ngoài ra các Bác sĩ cũng khuyên bạn nên:
- Để tay ở vị trí cao hơn tim và di chuyển nhẹ các ngón tay để giảm sưng và ngăn ngừa cứng khớp
- Đeo nẹp cổ tay trong vài tuần.
- Sốt
- Vết mổ chảy máu hoặc chảy mủ
- Vết mổ bị đau, sưng hoặc viêm
- PHÒNG NGỪA
- Giữ cổ tay thẳng
- Tránh gập và duỗi cổ tay nhiều lần
- Giữ ấm bàn tay và cổ tay
- Giảm lực và thả lỏng tay. Vd: Nếu công việc của bạn liên quan đến gõ máy thì hãy nhấn bàn phím nhẹ nhàng
- Thường xuyên để cho cổ tay được nghỉ ngơi trong thời gian ngắn.
- Giữ vị trí bàn phím cao bằng khuỷu tay hoặc thấp hơn một chút
- Cải thiện tư thế ngồi: không nên đưa vai và cổ về phía trước vì sẽ làm các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép từ đó gây ảnh hưởng đến cổ tay, ngón tay và bàn tay
- Thay chuột máy tính nếu bạn cảm thấy không thoải mái và mỏi cổ tay khi sử dụng
BS CKI Cao Lạc Khang - Chuyên khoa Chấn thương - Chỉnh hình
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
Follow us for latest Health Tips:
Theo dõi chúng tôi để biết các Mẹo Sức khỏe mới nhất: