ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIDAN HIỆU QUẢ
June 24, 2019
Viêm amidan là bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi, hay giới tính. Tuy đơn giản, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, viêm amidan có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh.
VIÊM AMIDAN LÀ GÌ?
Amidan nằm ở phía sau của cổ họng, là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan đó chính là tạo kháng thể ngăn chặn lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với cơ thể. Bệnh viêm amidan được chia thành 2 cấp độ chính đó là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.
1. NGUYÊN NHÂN
2. TRIỆU CHỨNG VIÊM AMIDAN
3. ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIDAN NHƯ THẾ NÀO?
a. Nội khoa: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, sát khuẩn…
Nhược điểm: Chỉ có thể tiêu viêm bộ phận nhưng không có tác dụng tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn trong hố amidan. Nên chỉ cần sức đề kháng của cơ thể giảm sút là sẽ tái phát ngay, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh amidan mạn tính.
b. Ngoại khoa: Chỉ định cắt bỏ amidan
Thông thường phẫu thuật amidan là phương pháp điều trị cho những người thường xuyên bị viêm amidan (5 – 6 lần trong một năm). Phẫu thuật amidan cũng có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề y tế khác bao gồm:
4. QUY TRÌNH CẮT AMIDAN NHƯ THẾ NÀO?
a. Trước khi phẫu thuật
BS Vũ Chu Bích Thuỷ - Chuyên khoa Tai Mũi Họng
Bệnh viện Columbia Asia Gia Định
VIÊM AMIDAN LÀ GÌ?
Amidan nằm ở phía sau của cổ họng, là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan đó chính là tạo kháng thể ngăn chặn lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với cơ thể. Bệnh viêm amidan được chia thành 2 cấp độ chính đó là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.
1. NGUYÊN NHÂN
- Do bị viêm nhiễm: Khi thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh… các loại vi khuẩn và virus vốn có sẵn ở mũi họng hoặc sau khi xuất hiện các bệnh nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà … sẽ có cơ hội để phát triển và gây bệnh.
- Do vị trí và cấu trúc của amidan: Mọi người đều biết rằng amidan vốn nằm ở vị trí giao giữa đường thở và đường ăn, vì vậy nó rất dễ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, đồng thời với cấu trúc khe hốc nên bệnh amidan là nơi cư trú thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó khiến bệnh có thể xuất hiện bất cứ khi nào.
- Do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt
- Do yếu tố môi trường: Nếu môi trường quá ô nhiễm, có nhiều khói bụi, chất độc hại… hoặc môi trường làm việc nhiều hóa chất….cũng khiến con người có nguy cơ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp.
2. TRIỆU CHỨNG VIÊM AMIDAN
- Họng đỏ, amidan sưng được bao phủ bởi những chấm mủ trắng.
- Bệnh nhân thường sốt cao kèm lạnh run. có thể sẽ nổi hạch ở dưới hàm và hạch cổ.
- Đau họng và có thể sẽ kết hợp với triệu chứng khó nuốt. Tình trạng đau ở họng có thể sẽ lan lên hai bên tai.
- Người bệnh có hơi thở hôi, khó ngửi.
3. ĐIỀU TRỊ VIÊM AMIDAN NHƯ THẾ NÀO?
a. Nội khoa: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, sát khuẩn…
Nhược điểm: Chỉ có thể tiêu viêm bộ phận nhưng không có tác dụng tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn trong hố amidan. Nên chỉ cần sức đề kháng của cơ thể giảm sút là sẽ tái phát ngay, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh amidan mạn tính.
b. Ngoại khoa: Chỉ định cắt bỏ amidan
Thông thường phẫu thuật amidan là phương pháp điều trị cho những người thường xuyên bị viêm amidan (5 – 6 lần trong một năm). Phẫu thuật amidan cũng có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề y tế khác bao gồm:
- Khó thở do sưng amidan
- Hay ngáy và ngáy to
- Mắc chứng ngưng thở khi ngủ
- Chảy máu từ amidan
- Khó nuốt thức ăn, đặc biệt là các loại thịt
- Ung thư amidan
4. QUY TRÌNH CẮT AMIDAN NHƯ THẾ NÀO?
a. Trước khi phẫu thuật
- Đây là bước thăm khám và làm các xét nghiệm sức khỏe tổng quát để đánh giá được tình hình cụ thể và tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
- Lúc này, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh và các loại thuốc đang dùng để được tư vấn kỹ lưỡng nhất. Trước khi phẫu thuật cũng cần chuẩn bị tâm lý và không được ăn uống.
- Đây là bước thứ 2 của quá trình cắt amidan. Bệnh nhân được gây mê, sau đó, bác sĩ thực hiện các thủ thuật phẫu thuật ứng với những phương pháp mà bệnh nhân lựa chọn.
- Bệnh nhân được giữ lại trong phòng hồi sức cho tới lúc tỉnh lại và có thể ho, thở, nuốt dễ dàng.
- Thông thường, bệnh nhân có thể ra về trong ngày, một số trường hợp sức khỏe yếu hoặc các bệnh nhi thì cần ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi và cấp cứu kịp thời.
- Sau phẫu thuật thì bệnh nhân cần uống thuốc và làm theo theo một số chỉ định của bác sĩ để nhanh lành vết thương.
BS Vũ Chu Bích Thuỷ - Chuyên khoa Tai Mũi Họng
Bệnh viện Columbia Asia Gia Định