Bé bị hăm tã - Nguyên nhân & Cách điều trị
August 07, 2019
1. Hăm tã là gì?
Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót, là một dạng viêm da xảy ra ở vùng mặc tã (bụng dưới, bẹn, đùi, mông, quanh vùng sinh dục). Hăm tã không gây nguy hiểm nhưng một số trường hợp có thể dẫn tới nhiễm nấm, nhiễm trùng.
(Nguồn: Internet)
2. Nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ
3. Nếu trẻ gặp những triệu chứng dưới đây, rất có thể trẻ đang bị hăm tã
4. Khi trẻ bị hăm tã, bạn cần làm gì?
BS Nguyễn Thị Ngọc Hường – Khoa Nhi
Bệnh viện Columbia Asia Gia Định
Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót, là một dạng viêm da xảy ra ở vùng mặc tã (bụng dưới, bẹn, đùi, mông, quanh vùng sinh dục). Hăm tã không gây nguy hiểm nhưng một số trường hợp có thể dẫn tới nhiễm nấm, nhiễm trùng.
(Nguồn: Internet)
2. Nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ
- Da vùng mặc tã bị ẩm ướt thường xuyên (do nước, do mồ hôi, do nước tiểu và phân đọng lâu…)
- Chất liệu tã: chất thấm nước trong tã dùng một lần, dung dịch sát khuẩn, tã thô ráp; tã cọ xát nhiều vào da trẻ; hóa chất trong bột giặt và nước làm mềm vải
- Lạm dụng phấn rôm, sử dụng phấn rôm không đúng cách
- Chế độ ăn của trẻ làm phân nhão, lỏng nhiều hơn bình thường dễ gây hăm tã
- Cơ địa trẻ dị ứng, da quá nhạy cảm
- Một số trẻ không bao giờ bị hăm tã dù tã ít được thay thường xuyên, hoặc một số trẻ chỉ bị hăm tã khi cảm lạnh, nhiễm siêu vi…
3. Nếu trẻ gặp những triệu chứng dưới đây, rất có thể trẻ đang bị hăm tã
- Đỏ da vùng mặc tã: thường từ hậu môn, quanh vùng sinh dục lan ra mông, đùi, bụng dưới
- Loét đỏ, chảy nước, chảy máu vùng da bị hăm
- Trẻ đau, thường quấy khóc, khó chịu, dễ giật mình, khóc thét, có thể ăn ít, khó ngủ
4. Khi trẻ bị hăm tã, bạn cần làm gì?
- Vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ sau mỗi lần bé tiêu tiểu bằng nước ấm và nhớ lau khô bằng khăn bông mềm, lau thật khô người bé sau khi tắm rồi mới mặc tã
- Thường xuyên kiểm tra và thay tã ngay khi bị ướt
- Có thể thoa kem chống hăm chứa oxit kẽm. Một số trẻ có thể sẽ được bác sỹ kê toa kem thuốc trị nấm và kháng sinh.
- Trẻ bị sốt
- Trẻ bỏ bú, quấy khóc nhiều, nôn ói, tiêu chảy
- Hăm lan ra ngoài vùng mặc tã
- Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
- Vết hăm bị phồng rộp, chảy máu, chảy mủ
- Vết hăm nặng hơn dù đã được chăm sóc đặc biệt
- Trẻ bị hăm tã trên 5 ngày và cha mẹ đã chăm sóc theo hướng dẫn nhưng không khỏi
- Chọn tã đủ rộng, mặc tã lỏng và thay tã thường xuyên. Giữ cho vùng mặc tã khô thoáng. Bỏ tã để da thoáng khí càng nhiều càng tốt
- Không dùng phấn rôm vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông, làm da khó thoát ẩm
- Nếu dùng khăn giấy ướt, nên chọn loại không mùi và không chứa cồn
- Có thể thoa kem chống hăm chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã
BS Nguyễn Thị Ngọc Hường – Khoa Nhi
Bệnh viện Columbia Asia Gia Định