Các triệu chứng nhồi máu cơ tim mà phụ nữ không nên bỏ qua
September 29, 2021
Đau ngực không phải là dấu hiệu duy nhất của nhồi máu cơ tim. Dưới đây là 7 triệu chứng tim mạch mà phụ nữ nên biết.
Phụ nữ dưới 50 tuổi có thể bị nhồi máu cơ tim nhưng biểu hiện có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, chẳng hạn như chứng khó tiêu.
Đến khám với bác sĩ của chúng tôi nếu bạn có những triệu chứng này.
1. Cảm giác dị cảm một hoặc cả hai tay hoặc chân của bạn
Mặc dù điều này thường có nghĩa là bạn bị chèn ép dây thần kinh hoặc viêm khớp vùng cổ. Điều quan trọng là phải loại trừ các vấn đề về tim trước. Đi khám bác sĩ nếu bạn thấy dị cảm ở tứ chi.
2. Buồn nôn / ói mửa
Bạn có thể mắc nhiều bệnh hơn nếu cơn đau bụng đi kèm với các triệu chứng khác liên quan đến tim mạch, chẳng hạn như khó thở, đổ mồ hôi lạnh hoặc đau ngực hoặc đau lưng.
3. Khó thở / Đánh trống ngực
Rất khó để phân biệt giữa cơn hoảng sợ và nhồi máu cơ tim, vì chúng có chung những triệu chứng này. Một số người cho biết: Các cơn hoảng sợ có thể được kích hoạt bởi một sự kiện căng thẳng (mặc dù không phải lúc nào cũng xảy ra) và các dấu hiệu khác có thể bao gồm run rẩy, hốt hoảng cực độ và tuyệt vọng cùng cực. Các cơn hoảng sợ cũng thường xảy ra đột ngột và sẽ thuyên giảm trong vòng 5 phút, trong khi các triệu chứng đau tim của phụ nữ có xu hướng bắt đầu từ từ và kéo dài. Tuy nhiên, cách duy nhất để chắc chắn về những gì đang xảy ra là đến Phòng cấp cứu.
4. Đau hàm
Bạn có thể cảm giác đau hàm nếu bạn đang bị nhồi máu cơ tim, bởi vì các dây thần kinh chi phối vùng hàm nằm gần với các dây thần kinh đi ra khỏi tim của bạn. Nếu cơn đau liên tục, rất có thể bạn đang gặp vấn đề về răng miệng; nếu nó khởi phát không liên tục và trở nên tồi tệ hơn khi bạn hoạt động gắng sức, nhiều khả năng có liên quan đến tim mạch.
5. Chóng mặt / choáng váng
Biểu hiện ngất xỉu mà không có lý do rõ ràng (như tập luyện khó khăn hoặc bị mất nước) có thể có nghĩa là không có đủ máu đến tim, đặc biệt nếu bạn đang biểu hiện khó thở và đổ mồ hôi lạnh.
6. Khó chịu hoặc nóng rát trong lồng ngực hoặc lưng
Phụ nữ thường mô tả một nhồi máu cơ tim như thắt chặt, nặng nề, đè ép hoặc cảm giác bóp nghẹt. Cơn đau không nhất thiết phải nghiêm trọng hoặc đột ngột; nó có thể khởi phát và thuyên giảm trong nhiều tuần, vì vậy nó thường bị nhầm với chứng khó tiêu hoặc ợ chua. Nếu nó không xuất hiện ngay sau bữa ăn, nếu bạn không thường bị khó tiêu hoặc nếu bạn cũng có các triệu chứng như buồn nôn, nó cần được bác sĩ kiểm tra kịp thời.
7. Mệt mỏi cực độ
Nếu bạn không thể đi bộ một cách thoải mái hoặc nếu bạn cảm thấy như bạn phải dừng lại và nghỉ ngơi trong khi thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình, đó có thể là dấu hiệu cho thấy máu không đến tim đủ nhanh.
* Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra như thế nào?
Chúng thường được kích hoạt bởi sự tích tụ chất béo được gọi là mảng xơ vữa trong động mạch vành của chúng ta. Khi mảng xơ vữa dày lên và cứng lại gọi là xơ vữa động mạch – một bệnh tim mạch phổ biến gây ra nhồi máu cơ tim. (Các dạng bệnh tim khác bao gồm rối loạn nhịp tim và dị tật bẩm sinh.) Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim là tiền sử gia đình, huyết áp cao và / hoặc cholesterol, béo phì, hút thuốc, mức độ căng thẳng cao và lối sống ít vận động, mặc dù bạn có thể bị nhồi máu cơ tim mà không có các yếu tố đã nêu. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm cục máu đông và rách thành mạch máu của tim (được gọi là bóc tách động mạch vành tự phát, một tình trạng hiếm gặp, thường biểu hiện nhất ở độ tuổi 30 đến 50).
-----------------------------------
Khoa Nội Tim Mạch - Phòng khám Columbia Asia Sài Gòn
Phối hợp với Nhóm Tim mạch trực thuộc Regent Health đứng đầu bởi Phó Giáo Sư Nguyễn Hoàng Định
Chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, tầm soát tim mạch, quản lý, điều trị và can thiệp các tình trạng và chăm sóc sức khỏe tim mạch, bởi hội đồng chuyên gia về tim mạch của chúng tôi.
Phụ nữ dưới 50 tuổi có thể bị nhồi máu cơ tim nhưng biểu hiện có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, chẳng hạn như chứng khó tiêu.
Đến khám với bác sĩ của chúng tôi nếu bạn có những triệu chứng này.
1. Cảm giác dị cảm một hoặc cả hai tay hoặc chân của bạn
Mặc dù điều này thường có nghĩa là bạn bị chèn ép dây thần kinh hoặc viêm khớp vùng cổ. Điều quan trọng là phải loại trừ các vấn đề về tim trước. Đi khám bác sĩ nếu bạn thấy dị cảm ở tứ chi.
2. Buồn nôn / ói mửa
Bạn có thể mắc nhiều bệnh hơn nếu cơn đau bụng đi kèm với các triệu chứng khác liên quan đến tim mạch, chẳng hạn như khó thở, đổ mồ hôi lạnh hoặc đau ngực hoặc đau lưng.
3. Khó thở / Đánh trống ngực
Rất khó để phân biệt giữa cơn hoảng sợ và nhồi máu cơ tim, vì chúng có chung những triệu chứng này. Một số người cho biết: Các cơn hoảng sợ có thể được kích hoạt bởi một sự kiện căng thẳng (mặc dù không phải lúc nào cũng xảy ra) và các dấu hiệu khác có thể bao gồm run rẩy, hốt hoảng cực độ và tuyệt vọng cùng cực. Các cơn hoảng sợ cũng thường xảy ra đột ngột và sẽ thuyên giảm trong vòng 5 phút, trong khi các triệu chứng đau tim của phụ nữ có xu hướng bắt đầu từ từ và kéo dài. Tuy nhiên, cách duy nhất để chắc chắn về những gì đang xảy ra là đến Phòng cấp cứu.
4. Đau hàm
Bạn có thể cảm giác đau hàm nếu bạn đang bị nhồi máu cơ tim, bởi vì các dây thần kinh chi phối vùng hàm nằm gần với các dây thần kinh đi ra khỏi tim của bạn. Nếu cơn đau liên tục, rất có thể bạn đang gặp vấn đề về răng miệng; nếu nó khởi phát không liên tục và trở nên tồi tệ hơn khi bạn hoạt động gắng sức, nhiều khả năng có liên quan đến tim mạch.
5. Chóng mặt / choáng váng
Biểu hiện ngất xỉu mà không có lý do rõ ràng (như tập luyện khó khăn hoặc bị mất nước) có thể có nghĩa là không có đủ máu đến tim, đặc biệt nếu bạn đang biểu hiện khó thở và đổ mồ hôi lạnh.
6. Khó chịu hoặc nóng rát trong lồng ngực hoặc lưng
Phụ nữ thường mô tả một nhồi máu cơ tim như thắt chặt, nặng nề, đè ép hoặc cảm giác bóp nghẹt. Cơn đau không nhất thiết phải nghiêm trọng hoặc đột ngột; nó có thể khởi phát và thuyên giảm trong nhiều tuần, vì vậy nó thường bị nhầm với chứng khó tiêu hoặc ợ chua. Nếu nó không xuất hiện ngay sau bữa ăn, nếu bạn không thường bị khó tiêu hoặc nếu bạn cũng có các triệu chứng như buồn nôn, nó cần được bác sĩ kiểm tra kịp thời.
7. Mệt mỏi cực độ
Nếu bạn không thể đi bộ một cách thoải mái hoặc nếu bạn cảm thấy như bạn phải dừng lại và nghỉ ngơi trong khi thực hiện các hoạt động hàng ngày của mình, đó có thể là dấu hiệu cho thấy máu không đến tim đủ nhanh.
* Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra như thế nào?
Chúng thường được kích hoạt bởi sự tích tụ chất béo được gọi là mảng xơ vữa trong động mạch vành của chúng ta. Khi mảng xơ vữa dày lên và cứng lại gọi là xơ vữa động mạch – một bệnh tim mạch phổ biến gây ra nhồi máu cơ tim. (Các dạng bệnh tim khác bao gồm rối loạn nhịp tim và dị tật bẩm sinh.) Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim là tiền sử gia đình, huyết áp cao và / hoặc cholesterol, béo phì, hút thuốc, mức độ căng thẳng cao và lối sống ít vận động, mặc dù bạn có thể bị nhồi máu cơ tim mà không có các yếu tố đã nêu. Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm cục máu đông và rách thành mạch máu của tim (được gọi là bóc tách động mạch vành tự phát, một tình trạng hiếm gặp, thường biểu hiện nhất ở độ tuổi 30 đến 50).
-----------------------------------
Khoa Nội Tim Mạch - Phòng khám Columbia Asia Sài Gòn
Phối hợp với Nhóm Tim mạch trực thuộc Regent Health đứng đầu bởi Phó Giáo Sư Nguyễn Hoàng Định
Chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, tầm soát tim mạch, quản lý, điều trị và can thiệp các tình trạng và chăm sóc sức khỏe tim mạch, bởi hội đồng chuyên gia về tim mạch của chúng tôi.