Làm gì khi trẻ bị hóc dị vật?
June 03, 2020
Vừa qua đã có một trường hợp thương tâm bé 21 tháng tuổi bị hóc dị vật là thạch trân châu trong trà sữa gây ra biến chứng não.
Dị vật đường thở ở trẻ thường có nguồn gốc từ thức ăn các loại hạt (bí, hướng dương, trân châu…), xương ( thịt, cá…) và đồ chơi nhỏ. Ngoài ra, thói quen ăn uống như vừa ăn vừa chơi, khóc cũng dẫn đến sặc, gây hóc cho trẻ. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ và cần phải biết cách sơ cứu cho trẻ để tránh các trường đáng tiếc như trên.
*Triệu chứng khi bị hóc dị vật
Sau đây là hướng dẫn cách nhận biết dị vật đường thở và cách xử trí
1. SƠ CỨU
a. Đối với trẻ nhỏ:
Hình ảnh: Thực hiện Sơ cứu
2. NGHIỆM PHÁP HEIMLICH
Nếu không hiệu quả thì tiến hành Nghiệm pháp Heimlich để xử trí dị vật cho trẻ như sau:
Hình ảnh: Thực hiện Nghiệm pháp Hiemlich
3. ÁN BỤNG
Nếu trẻ vẫn chưa hết ngạt thì bạn cứ luân phiên vỗ vai rồi xốc như vậy vài lần. Nếu trẻ trở nên bất tỉnh và không thở được thì ta đặt trẻ nằm xuống và ép vào bụng
Nếu trẻ trở lại bình thường thì đặt trẻ ở tư thế hồi sức.
Nếu trẻ không thở lại được thì gọi số cấp cứu 115 và tiến hành hô hấp nhân tạo.
Hình ảnh: Thực hiện Ấn ngực
*LƯU Ý: Trong thời gian chờ cấp cứu, tiếp tục thực hiện 5 lần đập lưng, 5 lần ấn ngực xen kẽ cho tới khi trẻ khóc được hoặc đến khi xe cấp cứu đến
-------------------------
Khoa Nhi - Columbia Asia Vietnam
Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ từ sơ sinh đến tuổi vị thành niên với đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại
Dị vật đường thở ở trẻ thường có nguồn gốc từ thức ăn các loại hạt (bí, hướng dương, trân châu…), xương ( thịt, cá…) và đồ chơi nhỏ. Ngoài ra, thói quen ăn uống như vừa ăn vừa chơi, khóc cũng dẫn đến sặc, gây hóc cho trẻ. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ và cần phải biết cách sơ cứu cho trẻ để tránh các trường đáng tiếc như trên.
*Triệu chứng khi bị hóc dị vật
- Tay ôm lấy cổ
- Không thể thở
- Không thể nói và ho
- Giãy giụa và kiệt sức
- Mặt tím tái
- Có thể bất tỉnh
Sau đây là hướng dẫn cách nhận biết dị vật đường thở và cách xử trí
1. SƠ CỨU
a. Đối với trẻ nhỏ:
- Đặt bé nằm trên đùi, đầu úp xuống
- Vỗ liên tục 5 lần bằng gót bàn tay vào giữa 2 xương bả vai
- Đặt trẻ nằm dọc theo cánh tay của người lớn, đầu thấp xuống
- Vỗ liên tục 5 lần bằng gót bàn tay vào giữa 2 xương bả vai
Hình ảnh: Thực hiện Sơ cứu
2. NGHIỆM PHÁP HEIMLICH
Nếu không hiệu quả thì tiến hành Nghiệm pháp Heimlich để xử trí dị vật cho trẻ như sau:
- Bước 1: Đứng phía sau
- Bước 2: Ôm vòng qua eo trẻ bằng hai tay
- Bước 3: Nắm chặt hai tay lại, kéo mạnh vào trong và hướng lên trên, phía dưới xương sườn của trẻ. Lặp lại khoảng 5 lần
Hình ảnh: Thực hiện Nghiệm pháp Hiemlich
3. ÁN BỤNG
Nếu trẻ vẫn chưa hết ngạt thì bạn cứ luân phiên vỗ vai rồi xốc như vậy vài lần. Nếu trẻ trở nên bất tỉnh và không thở được thì ta đặt trẻ nằm xuống và ép vào bụng
- Bước 1: Qùy xuống và dạng hai chân qua người trẻ, rồi tiến hành ấn bụng
- Bước 2: Dùng 2 ngón tay giữa, ấn mạnh vào giữa xương ức (xương to giữa ngực trẻ), mức ngang với đường nối 2 núm vú của trẻ.
Nếu trẻ trở lại bình thường thì đặt trẻ ở tư thế hồi sức.
Nếu trẻ không thở lại được thì gọi số cấp cứu 115 và tiến hành hô hấp nhân tạo.
Hình ảnh: Thực hiện Ấn ngực
*LƯU Ý: Trong thời gian chờ cấp cứu, tiếp tục thực hiện 5 lần đập lưng, 5 lần ấn ngực xen kẽ cho tới khi trẻ khóc được hoặc đến khi xe cấp cứu đến
-------------------------
Khoa Nhi - Columbia Asia Vietnam
Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ từ sơ sinh đến tuổi vị thành niên với đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại
Follow us for latest Health Tips:
Theo dõi chúng tôi để biết các Mẹo Sức khỏe mới nhất: