Phình động mạch chủ bụng
August 05, 2019
1. PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG LÀ GÌ?
Động mạch chủ bụng là động mạch lớn ở bụng, có nhiệm vụ cung cấp máu đến các chân. Phình động mạch chủ là thuật ngữ để diễn đạt động mạch chủ to như trái bóng và nguy cơ vỡ gây xuất huyết nội. Đây là bệnh lý nguy hiểm và đe dọa tính mạng.
(Nguồn: Internet)
2. TRIỆU CHỨNG CỦA PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
Hầu hết bệnh nhân có phình động mạch chủ bụng không có triệu chứng đặc hiệu. Ít bệnh nhân sẽ có triệu chứng như: đau bụng hay đau lưng; khối u ở bụng đập theo nhịp nghĩa khối u đó phình lên và xẹp xuống nhịp nhàng theo nhịp đập của tim. Bạn thường không chú ý đến khối u trừ khi đến khám bệnh và được bác sĩ phát hiện. Phình động mạch chủ có thể vỡ đột ngột mà không có những dấu hiệu cảnh báo trước đó. Bác sĩ sẽ khuyên bạn đi xét nghiệm thêm nếu nguy cơ cao mắc bệnh này.
3. BỆNH NHÂN NÀO CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH NÀY?
Nguy cơ mắc bệnh phình động mạch chủ bụng gia tăng khi:
4. PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG CÓ THỂ DỰ PHÒNG KHÔNG?
Không thể dự phòng bệnh phòng động mạch chủ bụng. Bạn chỉ có giảm nguy cơ bệnh khi ngưng hút thuốc lá, kiểm soát huyết áp tốt bằng uống thuốc nếu bạn có bệnh tăng huyết áp.
5. CẦN XÉT NGHIỆM GÌ ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH?
Xét nghiệm phổ biến nhất để phát hiện sớm bệnh là siêu âm. Bác sĩ sẽ đặt đầu dò trên bụng và dựng hình động mạch chủ qua các sóng siêu âm. Hình ảnh siêu âm sẽ giúp bác sĩ có hướng điều trị cho bạn.
6. PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Bạn có thể chỉ điều trị bảo tồn hay phẫu thuật tùy thuộc vào kích thước túi phình và có hay không triệu chứng do túi phình gây ra.
BS Hà Tuấn Khánh – Khoa Nôi Tim Mạch
Phòng khám Columbia Asia Sài Gòn
Động mạch chủ bụng là động mạch lớn ở bụng, có nhiệm vụ cung cấp máu đến các chân. Phình động mạch chủ là thuật ngữ để diễn đạt động mạch chủ to như trái bóng và nguy cơ vỡ gây xuất huyết nội. Đây là bệnh lý nguy hiểm và đe dọa tính mạng.
(Nguồn: Internet)
2. TRIỆU CHỨNG CỦA PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
Hầu hết bệnh nhân có phình động mạch chủ bụng không có triệu chứng đặc hiệu. Ít bệnh nhân sẽ có triệu chứng như: đau bụng hay đau lưng; khối u ở bụng đập theo nhịp nghĩa khối u đó phình lên và xẹp xuống nhịp nhàng theo nhịp đập của tim. Bạn thường không chú ý đến khối u trừ khi đến khám bệnh và được bác sĩ phát hiện. Phình động mạch chủ có thể vỡ đột ngột mà không có những dấu hiệu cảnh báo trước đó. Bác sĩ sẽ khuyên bạn đi xét nghiệm thêm nếu nguy cơ cao mắc bệnh này.
3. BỆNH NHÂN NÀO CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH NÀY?
Nguy cơ mắc bệnh phình động mạch chủ bụng gia tăng khi:
- Bạn có hút thuốc lá
- Giới tính nam
- Bạn là người da trắng
- Tuổi lớn hơn 60
- Tiền sử gia đình có phình động mạch chủ bụng
4. PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG CÓ THỂ DỰ PHÒNG KHÔNG?
Không thể dự phòng bệnh phòng động mạch chủ bụng. Bạn chỉ có giảm nguy cơ bệnh khi ngưng hút thuốc lá, kiểm soát huyết áp tốt bằng uống thuốc nếu bạn có bệnh tăng huyết áp.
5. CẦN XÉT NGHIỆM GÌ ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH?
Xét nghiệm phổ biến nhất để phát hiện sớm bệnh là siêu âm. Bác sĩ sẽ đặt đầu dò trên bụng và dựng hình động mạch chủ qua các sóng siêu âm. Hình ảnh siêu âm sẽ giúp bác sĩ có hướng điều trị cho bạn.
6. PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
Bạn có thể chỉ điều trị bảo tồn hay phẫu thuật tùy thuộc vào kích thước túi phình và có hay không triệu chứng do túi phình gây ra.
- Điều trị phẫu thuật khi:
- Phình động mạch chủ bụng gây ra triệu chứng
- Kích thước túi phình động mạch chủ > 5.5cm
- Kích thước túi phình tăng nhanh 0,5 cm trong vòng 6 tháng
- Điều trị bảo tồn khi bạn không có những biểu hiện trên. Bạn cần dùng thuốc hạ áp để kiểm soát huyết áp. Bạn cần siêu âm kiểm tra định kỳ để theo dõi kích thước và sự tiến triển của túi phình động mạch. Bạn cần tái khám bác sĩ nếu có triệu chứng đau bụng hay đau lưng. Đây là dấu hiệu báo động nguy cơ vỡ động mạch chủ bụng. Bên cạnh đó bạn cần thay đổi lối sống ngưng hút thuốc lá, tập thể dục và chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.
BS Hà Tuấn Khánh – Khoa Nôi Tim Mạch
Phòng khám Columbia Asia Sài Gòn