KHI MANG THAI LẦN ĐẦU NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT
March 12, 2023
Lần đầu mang thai, bao lo lắng, băn khoăn và các câu hỏi “tại sao…?”. “làm thế nào…?”, “..có bình thường?”, “cần phải làm gì?” thường xuyên xuất hiện trong tâm trí của Mẹ bầu. Hãy để Columbia Asia Bình Dương chia sẽ những điểu cần biết khi mang thai lần đầu giúp các Mẹ bầu thêm kiến thức và tự tin hơn. Nào hãy cùng tham khảo các điều cơ bản sau đây
1. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỦ VÀ HỢP LÝ
Dinh dưỡng thai kỳ rất quan trọng cho sự phát triển của bé và sức khỏe của Mẹ. Quan niệm mẹ bầu nên ăn uống nhiều gấp 2 lần là chưa đúng, mà chỉ cần ăn đủ dinh dưỡng cho Mẹ và sự phát triển của thai nhi
• Dinh dưỡng đúng mức và đủ: Thịt cá trứng, rau xanh , trái cây ...
• Không nên ăn quá no, mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ
• Uống đủ nước, sữa,bổ sung Canxi, sắt (Fe), vitamin A,B, C,.. hay viên tổng hợp.
• Nên tránh rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh
2. KHÁM THAI ĐỊNH KỲ
Để giúp Bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, cũng như phát hiện sớm những bất thường (nếu có) để từ đó có hướng giải quyết kịp thời, Mẹ không nên bỏ lỡ các buổi khám thai định kỳ và các kỳ tiêm ngừa.
Thông thường, trong suốt thai kỳ mẹ bầu có khoảng 10 – 12 lần khám thai. Trong trường hợp vì lý do nào đó không thể khám thường xuyên thì tuyệt đối không được bỏ qua những mốc khám thai quan trọng sau:
• Tuần 11 – 13: đo độ mờ da gáy giúp phát hiện sớm một phần nguy cơ bệnh down
• Tuần 20 – 24: Kiểm tra dị tật bất thường của thai
• Tuần 25 – 28: phát hiện tiểu đường thai kỳ
• Tuần 35 -36: đánh giá sức khỏe Mẹ - Bé và tiên lượng cho kỳ vượt cạn sắp tới
Ngoài lịch khám thai định kỳ, nếu có dấu hiệu bất thường như ra huyết, đau bụng ... thì mẹ nên đi khám ngay.• Tuần 20 – 24: Kiểm tra dị tật bất thường của thai
• Tuần 25 – 28: phát hiện tiểu đường thai kỳ
• Tuần 35 -36: đánh giá sức khỏe Mẹ - Bé và tiên lượng cho kỳ vượt cạn sắp tới
3. HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT
Các bài tập thể dục phù hợp sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt những khó chịu, đau lưng; máu huyết lưu thông, mỏi mệt... và hỗ trợ đáng kể đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi tập các Mẹ cần lưu ý:
• Không tập quá sức. Nên tạm dừng tập thể dục nếu thấy gây đau, khó chịu.
• Uống nhiều nước
• Mặc đồ co giãn thoải mái khi tập
4. NHỮNG KHÓ CHỊU KHI MANG THAI
Một số cảm giác khó chịu như: ốm nghén, rối loạn giấc ngủ, táo bón, tiểu nhiều, chuột rút, đau lưng, tăng sắc tố da, phù tay chân, thay đổi tâm trạng... Bạn nên trao đổi với Bác sĩ sản khoa để được tư vấn
5. NHẬN BIẾT DẤU HIỆU CHUYỂN DẠ
Thường chuyển dạ vào tuần thai 38 -39- 40, tuy nhiên cũng có khi sớm hơn. Mẹ bầu cần hiểu dấu hiệu chuyển dạ:
• Đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra trước bụng và đau lan xuống dưới
• Co thắt tử cung: đau bụng
- Từng cơn. đều đặn
- Khoảng 1-2 cơn trong 10phút
- Cơn đau mạnh dần
• Ra huyết hồng hay đỏ
Những trường hợp sau kể cả chưa đau bụng. Mẹ cũng nên đến ngay bệnh viện:
• Ra máu đỏ tươi- lượng nhiều
• Ra nước nhiều từ âm đạo
Càng hiểu được quá trình mang thai và vượt cạn sẽ giúp cho hành trình thai kỳ của mẹ được dễ chịu và trọn vẹn hơn. Bác sĩ Sản khoa Columbia Asia Bình Dương sẵn sàng đồng hành cùng các Mẹ để giúp các Mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông, đặc biệt là khi mang thai lần đầu.
-------------------------------------------
KHOA SẢN PHỤ - COLUMBIA ASIA BÌNH DƯƠNG