July 06, 2024
Tháng 3/2024, Bộ Y Tế đã có công văn gửi đến các tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống lây lan dịch bệnh sởi.
Tháng 6/2024, trước sự gia tăng ca bệnh và nhằm đáp ứng nhanh với dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đã tổ chức tập huấn điều tra, xử lý ổ dịch sởi cho hệ thống y tế phòng dự trên địa bàn TP.
HCDC cũng nhấn mạnh rằng bệnh sởi rất dễ lây lan, 1 người có thể lây cho 9/10 người tiếp xúc gần chưa được tiêm ngừa vaccine
TẠI SAO CÓ NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH SỞI?
Trong suốt quá trình đại dịch COVID-19 diễn ra trong các năm, việc tiêm chủng sởi bị gián đoạn và nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine đầy đủ.
Theo chu kỳ bùng phát dịch 4-5 năm/ lần
BỆNH SỞI LÀ BỆNH GÌ?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan nhanh chóng và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh được lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
Trẻ em là đối tượng của bệnh sởi vì trẻ em có sức đề kháng yếu.
Vì vậy trẻ cần được tiêm vaccine ngừa bệnh sởi đầy đủ và cần được điều trị y khoa kịp thời vì bệnh có những biến chứng nặng nề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và khả năng gây tử vong.
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH SỞI
Biến chứng của bệnh sởi bao gồm các biến chứng nhẹ đến nặng và sởi có khả năng gây tử vong, sảy thi. Cụ thể:
- Viêm đường hô hấp, tai-mũi-họng, khoang miệng, và phổi: gây nên các bệnh viêm phổi, viêm thanh quản, phế quản, viêm mũi họng, viêm tai, viêm niêm mạc miệng,...
- Biến chứng thần kinh: viêm não, màng não, tủy cấp: đây là những biến chứng nguy hiểm để lại di chứng cao và ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
- Biến chứng mắt loét giác mạc: có thể để lại di chứng mù vĩnh viễn cho người mắc bệnh
- Suy dinh dưỡng nặng cho các trẻ em sau khi bị nhiễm sởi, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ về lâu dài
- Gây sảy thai, sinh non đối với các trường hợp mắc bệnh sởi khi đang mang thai
Những đối tượng dễ gặp biến chứng khi mắc bệnh:
- Trẻ em càng nhỏ tuổi thì nguy cơ để lại biến chứng càng cao
- Người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch
- Thiếu vitamin A
TRIỆU CHỨNG MẮC BỆNH SỞI
Các triệu chứng điển hình của bệnh sởi là: ho, sốt, phát ban, mắt đỏ do viêm kết mạc, khó thở, tím tái. Bệnh sởi thường phát triển theo từng giai đoạn:
- Ủ bệnh: có thể kéo dài từ 1-2 tuần kể từ khi tiếp xúc hoặc lây nhiễm
- Khởi phát: sốt cao khoảng 39-40 độ, người nhức mỏi, viêm kết mạc, viêm thanh quản, viêm long đường hô hấp,...
- Toàn phát: bắt đầu phát ban ở mặt, vai-gáy, rồi lan dần ra khắp cơ thể, kể cả ở lòng bàn tay hay bàn chân.
- Hồi phục: các vết ban nhạt dần, bỏng vảy phấn, tạo thành các vết thâm da. Khoảng 1-2 tuần sau các vết thâm mới biến mất.
Nếu bệnh sởi không xuất hiện các biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng cũng có khả năng để lại các biến chứng nặng nề.
PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI
Người dân nên chủ động phòng ngừa bệnh sởi bằng các phương pháp:
- Tiêm vaccine sởi đủ mũi, đúng hẹn
- Cách ly, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khu vực nghi ngờ nhiễm bệnh
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở và làm việc
- Thường xuyên tẩy rửa, lau các bề mặt tiếp xúc tay-chân-miệng
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người nghi ngờ khi nhiễm bệnh
- Hạn chế đến nơi tập trung đông người khi dịch bùng phát
- Sống lành mạnh, bổ sung nhiều dinh dưỡng, và nhất là vitamin A
KHI NÀO NÊN ĐƯA TRẺ BỆNH VIỆN?
Nếu trẻ không được điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Do đó phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện điều trị nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.
- Khó thở, thở nhanh.
- Nôn tất cả mọi thứ, không ăn uống gì, co giật, lơ mơ…
- Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.
KHOA NHI - COLUMBIA ASIA BÌNH DƯƠNG
Tháng 6/2024, trước sự gia tăng ca bệnh và nhằm đáp ứng nhanh với dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đã tổ chức tập huấn điều tra, xử lý ổ dịch sởi cho hệ thống y tế phòng dự trên địa bàn TP.
HCDC cũng nhấn mạnh rằng bệnh sởi rất dễ lây lan, 1 người có thể lây cho 9/10 người tiếp xúc gần chưa được tiêm ngừa vaccine
TẠI SAO CÓ NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH SỞI?
Trong suốt quá trình đại dịch COVID-19 diễn ra trong các năm, việc tiêm chủng sởi bị gián đoạn và nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine đầy đủ.
Theo chu kỳ bùng phát dịch 4-5 năm/ lần
BỆNH SỞI LÀ BỆNH GÌ?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan nhanh chóng và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh được lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
Trẻ em là đối tượng của bệnh sởi vì trẻ em có sức đề kháng yếu.
Vì vậy trẻ cần được tiêm vaccine ngừa bệnh sởi đầy đủ và cần được điều trị y khoa kịp thời vì bệnh có những biến chứng nặng nề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và khả năng gây tử vong.
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH SỞI
Biến chứng của bệnh sởi bao gồm các biến chứng nhẹ đến nặng và sởi có khả năng gây tử vong, sảy thi. Cụ thể:
- Viêm đường hô hấp, tai-mũi-họng, khoang miệng, và phổi: gây nên các bệnh viêm phổi, viêm thanh quản, phế quản, viêm mũi họng, viêm tai, viêm niêm mạc miệng,...
- Biến chứng thần kinh: viêm não, màng não, tủy cấp: đây là những biến chứng nguy hiểm để lại di chứng cao và ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
- Biến chứng mắt loét giác mạc: có thể để lại di chứng mù vĩnh viễn cho người mắc bệnh
- Suy dinh dưỡng nặng cho các trẻ em sau khi bị nhiễm sởi, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ về lâu dài
- Gây sảy thai, sinh non đối với các trường hợp mắc bệnh sởi khi đang mang thai
Những đối tượng dễ gặp biến chứng khi mắc bệnh:
- Trẻ em càng nhỏ tuổi thì nguy cơ để lại biến chứng càng cao
- Người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch
- Thiếu vitamin A
TRIỆU CHỨNG MẮC BỆNH SỞI
Các triệu chứng điển hình của bệnh sởi là: ho, sốt, phát ban, mắt đỏ do viêm kết mạc, khó thở, tím tái. Bệnh sởi thường phát triển theo từng giai đoạn:
- Ủ bệnh: có thể kéo dài từ 1-2 tuần kể từ khi tiếp xúc hoặc lây nhiễm
- Khởi phát: sốt cao khoảng 39-40 độ, người nhức mỏi, viêm kết mạc, viêm thanh quản, viêm long đường hô hấp,...
- Toàn phát: bắt đầu phát ban ở mặt, vai-gáy, rồi lan dần ra khắp cơ thể, kể cả ở lòng bàn tay hay bàn chân.
- Hồi phục: các vết ban nhạt dần, bỏng vảy phấn, tạo thành các vết thâm da. Khoảng 1-2 tuần sau các vết thâm mới biến mất.
Nếu bệnh sởi không xuất hiện các biến chứng thì bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng cũng có khả năng để lại các biến chứng nặng nề.
PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI
Người dân nên chủ động phòng ngừa bệnh sởi bằng các phương pháp:
- Tiêm vaccine sởi đủ mũi, đúng hẹn
- Cách ly, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khu vực nghi ngờ nhiễm bệnh
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở và làm việc
- Thường xuyên tẩy rửa, lau các bề mặt tiếp xúc tay-chân-miệng
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người nghi ngờ khi nhiễm bệnh
- Hạn chế đến nơi tập trung đông người khi dịch bùng phát
- Sống lành mạnh, bổ sung nhiều dinh dưỡng, và nhất là vitamin A
KHI NÀO NÊN ĐƯA TRẺ BỆNH VIỆN?
Nếu trẻ không được điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Do đó phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện điều trị nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.
- Khó thở, thở nhanh.
- Nôn tất cả mọi thứ, không ăn uống gì, co giật, lơ mơ…
- Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.
KHOA NHI - COLUMBIA ASIA BÌNH DƯƠNG