ASPIRIN CÓ CÒN LÀ PHÉP MÀU TRONG HIỆN THỰC?
April 03, 2019
Đối với bệnh nhân chưa từng được chẩn đoán bệnh lý xơ vữa động mạch (ví dụ: nhồi máu cơ tim, đột quỵ não do thiếu máu cục bộ, …), “một viên Aspirin mỗi ngày giúp bạn không cần phải gặp bác sĩ tim mạch” có phải là sự thật?
Khuyến cáo thực hành mới nhất của American College of Cardiology (ACC) năm 2019 cho rằng Aspirin liều thấp (75 – 100 mg mỗi ngày) có thể được xem xét dùng để phòng ngừa tiên phát ở những bệnh nhân 40 – 70 tuổi có nguy cơ bệnh lý động mạch do xơ vữa cao nhưng không có nguy cơ xuất huyết cao.
Tuy nhiên, mức độ khuyến cáo này là IIb, nghĩa là bác sĩ kê toa và bệnh nhân sử dụng Aspirin phải nhận thức: việc sử dụng Aspirin trong trường hợp này có thể là hợp lý, nên được cân nhắc (chứ không phải bắt buộc sử dụng) và lợi ích của việc này là chưa rõ ràng và không chắc chắn.
Hiệp hội này cũng đề nghị không được sử dụng Aspirin với mục tiêu dự phòng tiên phát biến cố tim mạch một cách thường quy cho các bệnh nhân > 70 tuổi hoặc bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao (bất kể lứa tuổi).
Bên cạnh đó, trong năm 2018, 3 nghiên cứu về vai trò phòng ngừa tiên phát của Aspirin cũng được xuất bản trên các tạp chí y khoa uy tín cho thấy:
Trong thập kỷ trước, một bệnh nhân quan tâm đến sức khỏe tim mạch của mình thường đặt câu hỏi: “Tại sao tôi không được kê toa Aspirin để phòng ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim?”
Tuy nhiên, một bệnh nhân thông thái của kỷ nguyên mới này sẽ đặt câu hỏi: “Tại sao tôi phải sử dụng Aspirin trong khi tôi đã tuân thủ chế độ ăn rất lành mạnh, tập thể dục đều dặn, ngưng thuốc lá hoàn toàn và kiểm soát tốt huyết áp và các chỉ số cholesterol của mình?”
Theo Bs. Nguyễn Phương Lộc - Chuyên Khoa Tim Mạch Can Thiệp
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
Khuyến cáo thực hành mới nhất của American College of Cardiology (ACC) năm 2019 cho rằng Aspirin liều thấp (75 – 100 mg mỗi ngày) có thể được xem xét dùng để phòng ngừa tiên phát ở những bệnh nhân 40 – 70 tuổi có nguy cơ bệnh lý động mạch do xơ vữa cao nhưng không có nguy cơ xuất huyết cao.
Tuy nhiên, mức độ khuyến cáo này là IIb, nghĩa là bác sĩ kê toa và bệnh nhân sử dụng Aspirin phải nhận thức: việc sử dụng Aspirin trong trường hợp này có thể là hợp lý, nên được cân nhắc (chứ không phải bắt buộc sử dụng) và lợi ích của việc này là chưa rõ ràng và không chắc chắn.
Hiệp hội này cũng đề nghị không được sử dụng Aspirin với mục tiêu dự phòng tiên phát biến cố tim mạch một cách thường quy cho các bệnh nhân > 70 tuổi hoặc bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết cao (bất kể lứa tuổi).
Bên cạnh đó, trong năm 2018, 3 nghiên cứu về vai trò phòng ngừa tiên phát của Aspirin cũng được xuất bản trên các tạp chí y khoa uy tín cho thấy:
- Đối với bệnh nhân có đái tháo đường, sử dụng Aspirin thường quy có thể có lợi về mặt tim mạch với cái giá phải trả là nguy cơ xuất huyết khá cao.
- Trong khi đó, bệnh nhân có nguy cơ tim mạch trung bình hoặc bệnh nhân lớn tuổi không hưởng lợi từ việc sử dụng Aspirin thường quy nhưng phải đối diện với nguy cơ xuất huyết rất cao.
Trong thập kỷ trước, một bệnh nhân quan tâm đến sức khỏe tim mạch của mình thường đặt câu hỏi: “Tại sao tôi không được kê toa Aspirin để phòng ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim?”
Tuy nhiên, một bệnh nhân thông thái của kỷ nguyên mới này sẽ đặt câu hỏi: “Tại sao tôi phải sử dụng Aspirin trong khi tôi đã tuân thủ chế độ ăn rất lành mạnh, tập thể dục đều dặn, ngưng thuốc lá hoàn toàn và kiểm soát tốt huyết áp và các chỉ số cholesterol của mình?”
Theo Bs. Nguyễn Phương Lộc - Chuyên Khoa Tim Mạch Can Thiệp
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương