Rối loạn tiền đình
August 02, 2019
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo......gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
1. TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH THƯỜNG GẶP
Rối loạn tiền đình có thể là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh như:
3. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Điều trị rối loạn tiền đình ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gian, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ, có như thế mới có thể đạt được hiệu quả và đề phòng tái phát, nhất là với rối loạn tiền đình ngoại biên.
4. CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình và tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu khi làm việc văn phòng, thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. thường xuyên tập thể dục thể thao...
Đối với người bị rối loạn tiền đình phải thận trọng trong tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
Giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt...
Không hút thuốc lá do nicotine sẽ làm thắt mạch máu cung cấp máu đến tai, có thể làm gia tăng dấu hiệu mắc bệnh rối loạn tiền đình.
5. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Ăn những loại thức ăn giàu axit folic: Nếu hàm lượng axit folic trong máu quá thấp sẽ khiến cho hàm lượng homocystein tăng cao, đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bị rối loạn tiền đình. Bổ sung tối thiểu 400 microgram axit folic bằng các thực phẩm: rau chân vịt, nước cam, bánh mì, đậu phụ…
Bổ sung thêm nhiều lại vitamin cần thiết nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể
Theo bác sĩ Vũ Chu Bích Thuỷ - Chuyên khoa Tai Mũi Họng
Bệnh viện Columbia Asia Gia Định
1. TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH THƯỜNG GẶP
- Hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, lảo đảo.
- Buồn nôn.
- Đứng không vững, khi đi lại thấy khó khăn.
- Xáo trộn tầm nhìn, nhạy cảm với ánh sáng, khó tập trung nhìn vào một điểm,
- Suy giảm thính lực, ù tai.
- Khó tập trung, mất trí nhớ ngắn hạn, tinh thần và thể chất trở lên mệt mỏi.
- Thay đổi về mặt tâm lý, mất tự chủ, cảm giác tự ti, lo âu, hoảng loạn, thậm chí là trầm cảm.
Rối loạn tiền đình có thể là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh như:
- Thiếu máu
- Viêm, u dây thần kinh, viêm tai giữa, tâm thần…
- Người bị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hay xơ vữa động mạch.
- Người bị viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
- Người già bắt đầu bị lão hóa cơ thể, một số cơ quan bị suy giảm chức năng nên có nguy cơ mắc chứng rối loạn tiền đình cao hơn người trẻ.
- Người béo quá hay người gầy quá cũng đều có thể mắc bệnh
- Phụ nữ bị thiếu máu sau khi sinh, với nam giới có thể là do chấn thương gây mất máu nhiều.
- Thường xuyên phải ở trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
- Áp lực công việc cao, phải ngồi làm việc lâu trước máy vi tính.
- Huyết áp thấp khiến thiếu máu não.
- Uống quá nhiều rượu
- Cơ thể bị nhiễm độc do hóa chất hoặc do sử dụng thuốc.
3. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Điều trị rối loạn tiền đình ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gian, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ, có như thế mới có thể đạt được hiệu quả và đề phòng tái phát, nhất là với rối loạn tiền đình ngoại biên.
4. CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình và tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu khi làm việc văn phòng, thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. thường xuyên tập thể dục thể thao...
Đối với người bị rối loạn tiền đình phải thận trọng trong tư thế sinh hoạt, không nên quay cổ một cách đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
Giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt...
Không hút thuốc lá do nicotine sẽ làm thắt mạch máu cung cấp máu đến tai, có thể làm gia tăng dấu hiệu mắc bệnh rối loạn tiền đình.
5. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
Ăn những loại thức ăn giàu axit folic: Nếu hàm lượng axit folic trong máu quá thấp sẽ khiến cho hàm lượng homocystein tăng cao, đây chính là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bị rối loạn tiền đình. Bổ sung tối thiểu 400 microgram axit folic bằng các thực phẩm: rau chân vịt, nước cam, bánh mì, đậu phụ…
Bổ sung thêm nhiều lại vitamin cần thiết nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Vitamin B-6 tăng đề kháng: có khả năng khắc phục triệu chứng chóng mặt, đây là dấu hiệu cho thấy hệ thống tiền đình đang gặp vấn đề. Vitamin B-6 có nhiều trong các loại thịt gia cầm, hải sản..
- Vitamin C giúp giảm đau đầu: Vitamin C giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu do rối loạn tiền đình vô cùng hiệu quả.
- Vitamin D giúp giảm đau tai, ù tai: Vitamin D giúp bạn cải thiện tình trạng xơ cứng tai do bệnh rối loạn tiền đình gây ra. Vitamin D có nhiều trong trứng, cá…
Theo bác sĩ Vũ Chu Bích Thuỷ - Chuyên khoa Tai Mũi Họng
Bệnh viện Columbia Asia Gia Định