Bệnh động mạch ngoại biên
July 02, 2021
Bệnh động mạch ngoại biên (hay gòn gọi là động mạch ngoại vi) là tình trạng động mạch bị thu hẹp làm giảm lưu lượng máu đến các chi (tay và chân) và dẫn đến các triệu chứng như đi cách hồi, tím, hoặc hoại tử
1. Các triệu chứng
Một số người bị động mạch ngoại biên có triệu chứng nhẹ hoặc không. Tuy nhiên, có nhiều người sẽ bị đau chân khi đi bộ và kèm theo nhiều dấu hiệu khác như đau cách hồi - tình trạng đau cơ hoặc chuột rút ở chân/tay khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Vị trí xuất hiện cơn đau chính là nơi động mạch bị tắc/hẹp và thường gặp ở bắp chân. Đôi khi, cơn đau trở nên dữ dội hơn khiến người bệnh khó vận động.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác của bệnh có thể kế đến như:
- Chuột rút đau đớn ở vị trí như hai cơ hông, đùi khi đi bộ hoặc leo cầu thang
- Tê hoặc yếu chân
- Lạnh ở chân (đặc biệt ở bàn chân)
- Vết loét trên chân như ngón chân, bàn chân, cẳng chân trở nên không lành
- Thay đổi màu sắc của đôi chân, chuyển thành màu xanh nhợt nhạt
- Lông chân bị rụng hoặc chậm mọc lại
- Móng chân phát triển chậm hơn
- Không tìm thấy mạch hoặc mạch yếu ở chân
- Đau khi sử dụng tay
- Rối loạn cương dương ở nam giới
Khi cơn đau tiến triển nặng hơn, bạn có thể cảm thấy đau ngay cả khi đang nằm, nghỉ ngơi hoặc ngủ.
2. Ai có nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên?
Những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
- Người trên 65 tuổi
- Người trên 50 tuổi và có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc
- Người dưới 50 tuổi và có các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, cao huyết áp
- Cholesterol cao ((cholesterol trong máu hơn 240 mg/ dL hoặc 6,2 milimoles/ lít)
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh động mạch ngoại biên, tim hoặc đột qụy
- Lượng Homocysteine vượt mức. Đây là một loại axit amin giúp cơ thể tạo ra protein để xây dựng và duy trì mô
3. Nguyên nhân
Bạn có thể nghe nói xơ vữa động mạch thường ảnh hưởng đến tim, nhưng thực tế là bệnh có thể làm giảm lưu lượng máu đến khắp cơ quan khác của cơ thể, phổ biến ở các chi.
4. Biến chứng
Nếu nguyên nhân động mạch ngoại biên là do xơ vữa động mạch gây nên thì bạn có thể gặp những biến chứng như:
- Thiếu máu cục bộ chi: bắt đầu từ những dấu hiệu như vết lở loét không lành, chấn thương hoặc nhiễm trùng tay/chân. Khi tình trạng nặng hơn sẽ gây chết các mô và có thể phải cắt bỏ chi
- Đột quỵ và đau tim: do những mảng bám tích tụ trên thành động mạch không chỉ ảnh hưởng đến các chi mà còn làm giảm lưu lượng máu nuôi tim và não.
5. Cách phòng ngừa
Cách tốt nhất để ngăn chặn mắc bệnh động mạch ngoại biên là duy trì một lối sống lành mạnh như:
- Không hút thuốc
- Kiếm soát tốt bệnh tiểu đường nếu bạn đang mắc phải
- Tập thể dục đều đặn và điều độ (30 - 45 phút/ngày) phù hợp với thể trạng từng người theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Kiểm soát cholesterol và huyết áp
- Ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa
- Duy trì cân nặng hợp lý
------------------------------
Khoa Nội tổng quát - COLUMBIA ASIA VIETNAM
Cung cấp dịch vụ điều trị nội trú, ngoại trú và kiểm tra sức khỏe tổng quát các bệnh như: tim mạch, hô hấp, nội thần kinh, nội tiết, tiêu hóa & gan mật, biến chứng đái tháo đường, tiền phẫu.
1. Các triệu chứng
Một số người bị động mạch ngoại biên có triệu chứng nhẹ hoặc không. Tuy nhiên, có nhiều người sẽ bị đau chân khi đi bộ và kèm theo nhiều dấu hiệu khác như đau cách hồi - tình trạng đau cơ hoặc chuột rút ở chân/tay khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Vị trí xuất hiện cơn đau chính là nơi động mạch bị tắc/hẹp và thường gặp ở bắp chân. Đôi khi, cơn đau trở nên dữ dội hơn khiến người bệnh khó vận động.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác của bệnh có thể kế đến như:
- Chuột rút đau đớn ở vị trí như hai cơ hông, đùi khi đi bộ hoặc leo cầu thang
- Tê hoặc yếu chân
- Lạnh ở chân (đặc biệt ở bàn chân)
- Vết loét trên chân như ngón chân, bàn chân, cẳng chân trở nên không lành
- Thay đổi màu sắc của đôi chân, chuyển thành màu xanh nhợt nhạt
- Lông chân bị rụng hoặc chậm mọc lại
- Móng chân phát triển chậm hơn
- Không tìm thấy mạch hoặc mạch yếu ở chân
- Đau khi sử dụng tay
- Rối loạn cương dương ở nam giới
Khi cơn đau tiến triển nặng hơn, bạn có thể cảm thấy đau ngay cả khi đang nằm, nghỉ ngơi hoặc ngủ.
2. Ai có nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên?
Những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
- Người trên 65 tuổi
- Người trên 50 tuổi và có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc
- Người dưới 50 tuổi và có các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, cao huyết áp
- Cholesterol cao ((cholesterol trong máu hơn 240 mg/ dL hoặc 6,2 milimoles/ lít)
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh động mạch ngoại biên, tim hoặc đột qụy
- Lượng Homocysteine vượt mức. Đây là một loại axit amin giúp cơ thể tạo ra protein để xây dựng và duy trì mô
3. Nguyên nhân
- Xơ vữa động mạch
Bạn có thể nghe nói xơ vữa động mạch thường ảnh hưởng đến tim, nhưng thực tế là bệnh có thể làm giảm lưu lượng máu đến khắp cơ quan khác của cơ thể, phổ biến ở các chi.
- Viêm mạch máu
4. Biến chứng
Nếu nguyên nhân động mạch ngoại biên là do xơ vữa động mạch gây nên thì bạn có thể gặp những biến chứng như:
- Thiếu máu cục bộ chi: bắt đầu từ những dấu hiệu như vết lở loét không lành, chấn thương hoặc nhiễm trùng tay/chân. Khi tình trạng nặng hơn sẽ gây chết các mô và có thể phải cắt bỏ chi
- Đột quỵ và đau tim: do những mảng bám tích tụ trên thành động mạch không chỉ ảnh hưởng đến các chi mà còn làm giảm lưu lượng máu nuôi tim và não.
5. Cách phòng ngừa
Cách tốt nhất để ngăn chặn mắc bệnh động mạch ngoại biên là duy trì một lối sống lành mạnh như:
- Không hút thuốc
- Kiếm soát tốt bệnh tiểu đường nếu bạn đang mắc phải
- Tập thể dục đều đặn và điều độ (30 - 45 phút/ngày) phù hợp với thể trạng từng người theo hướng dẫn của Bác sĩ
- Kiểm soát cholesterol và huyết áp
- Ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa
- Duy trì cân nặng hợp lý
------------------------------
Khoa Nội tổng quát - COLUMBIA ASIA VIETNAM
Cung cấp dịch vụ điều trị nội trú, ngoại trú và kiểm tra sức khỏe tổng quát các bệnh như: tim mạch, hô hấp, nội thần kinh, nội tiết, tiêu hóa & gan mật, biến chứng đái tháo đường, tiền phẫu.