Rò hậu môn là gì?
October 05, 2021
Rò hậu môn (hay còn gọi là mạch lươn) là một đường hầm bất thường dưới da nối ống hậu môn giữa đại tràng với da xung quanh hậu môn. Đây thường là hậu quả của một áp xe (ổ mủ) ở hậu môn trực tràng không được điều trị hoặc điều trị không khỏi hẳn. Bệnh có thể điều trị được nhưng sẽ cần phải phẫu thuật.
1. Nguyên nhân
Ngoài nguyên nhân là áp xe hậu môn thì rò có thể do các nguyên nhân như :
Các triệu chứng phổ biến nhất là:
Người bệnh có thể được bác sĩ chẩn đoán bằng cách thăm khám khu vực xung quanh hậu môn để tìm lỗ rò và có thể thọc ngón tay vào hậu môn của bạn trong khi khám. Ngoài ra, người bệnh có thể cần làm các xét nghiệm bổ sung như chụp X-quang, chụp CT cắt lớp hoặc nội soi.
4. Điều trị
Phẫu thuật có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh rò hậu môn , muốn phẫu thuật khỏi và không tái phát phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Không có thuốc để điều trị căn bệnh này, do đó, phẫu thuật là phương pháp được áp dụng.
Những bệnh nhân rò hậu môn đơn giản thường được mổ bằng phương pháp “mở ngỏ đường rò”. Phương pháp này được thực hiện bằng cách kết nối lỗ trong (ở trong ống hậu môn với lỗ ngoài của đường rò, rồi mở ngỏ toàn bộ đường rò này, vết thương sẽ được để hở (không khâu lại) và sẽ được liền từ trong ra ngoài. Phẫu thuật này thường đòi hỏi phải mở 1 phần cơ thắt hậu môn mà có thể ảnh hưởng đến khả năng tự chủ hậu môn của bệnh nhân.
--------------------------
Khoa Ngoại Tổng quát - Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
Bác sĩ phẫu thuật dày dạn kinh nghiệm luôn phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia để chẩn đoán và phẫu thuật can thiệp kịp thời cho những trường hợp phức tạp các bệnh lý nội tiết, ung thư, chuyển hóa, dị tật....
1. Nguyên nhân
Ngoài nguyên nhân là áp xe hậu môn thì rò có thể do các nguyên nhân như :
- Bệnh lao,
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Một căn bệnh ảnh hưởng đến ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.
Các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Đau ở vùng hậu môn
- Đỏ
- Sưng xung quanh hậu môn
- Chảy máu hậu môn
- Đau khi đi tiêu hoặc đi tiểu
- Sốt
- Chất lỏng có mùi hôi chảy ra từ lỗ gần hậu môn
Người bệnh có thể được bác sĩ chẩn đoán bằng cách thăm khám khu vực xung quanh hậu môn để tìm lỗ rò và có thể thọc ngón tay vào hậu môn của bạn trong khi khám. Ngoài ra, người bệnh có thể cần làm các xét nghiệm bổ sung như chụp X-quang, chụp CT cắt lớp hoặc nội soi.
4. Điều trị
Phẫu thuật có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh rò hậu môn , muốn phẫu thuật khỏi và không tái phát phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải tìm được lỗ rò trong.
- Phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách.
- Không được làm tổn thương cơ thắt vì sẽ gây đại tiện không tư chủ.
- Chọn phương pháp mổ phù hợp.
- Chăm sóc sau mổ phải đảm bảo liền từ trong liền ra, từ dưới lên.
Không có thuốc để điều trị căn bệnh này, do đó, phẫu thuật là phương pháp được áp dụng.
- Đối với một đường rò đơn giản không quá gần hậu môn của bạn, Bác sĩ sẽ cắt da và cơ xung quanh đường dò. Điều này cho phép vết hở lành từ trong ra ngoài.
- Sử dụng một cái nút bịt để đóng lỗ rò.
- Đối với một đường rò phức tạp hơn, bác sĩ có thể đặt một ống - được gọi là ống định vị - vào lỗ thông. Điều này giúp thoát dịch bị nhiễm trùng trước khi phẫu thuật. Có thể mất 6 tuần hoặc hơn.
Những bệnh nhân rò hậu môn đơn giản thường được mổ bằng phương pháp “mở ngỏ đường rò”. Phương pháp này được thực hiện bằng cách kết nối lỗ trong (ở trong ống hậu môn với lỗ ngoài của đường rò, rồi mở ngỏ toàn bộ đường rò này, vết thương sẽ được để hở (không khâu lại) và sẽ được liền từ trong ra ngoài. Phẫu thuật này thường đòi hỏi phải mở 1 phần cơ thắt hậu môn mà có thể ảnh hưởng đến khả năng tự chủ hậu môn của bệnh nhân.
--------------------------
Khoa Ngoại Tổng quát - Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
Bác sĩ phẫu thuật dày dạn kinh nghiệm luôn phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia để chẩn đoán và phẫu thuật can thiệp kịp thời cho những trường hợp phức tạp các bệnh lý nội tiết, ung thư, chuyển hóa, dị tật....