10 Dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám tim mạch ngay

November 21, 2021

Các yếu tố rủi ro và các triệu chứng bạn không nên bỏ qua
Trái tim của bạn là một cơ bắp làm việc chăm chỉ với việc đập hơn 100.000 lần mỗi ngày. Do đó, bạn cần chăm sóc và phòng ngừa những vấn đề sức khỏe phát sinh cho cơ quan quan trọng này. Tim mạch và các bệnh liên quan tới tim mạch là nguyên nhân tử vong phổ biến nhất bởi các bệnh không lây nhiễm không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đối với những người không mắc bệnh tim, rất  khó để nhận biết khi nào nên đến gặp bác sĩ tim mạch kịp thời. Dưới đây là 10 lý do nhận biết đâu là thời điểm bạn nên đi khám tim mạch.


 
1. Đau (Tức) ngực
Đau ngực (Tức ngực) là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tim. Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân khác gây tức ngực không liên quan đến tim, nhưng nhưng áp lực đè lên lồng ngực vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến việc bơm máu của tim là điều bạn nên đặc biệt đáng quan tâm, vì nó có thể là dấu hiệu cho thấy tim có thể không nhận đủ máu. Tức ngực cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, đây là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng. Nhận biết các dấu hiệu và gọi 115 ngay nếu bạn nghĩ rằng bạn đang bị đau tim liên tục trong thời gian dài. Hãy nhớ rằng các dấu hiệu có thể khác nhau đối với nam giới và phụ nữ.
 
2. Cao huyết áp
Huyết áp là áp lực do tim sinh ra với mục đích đẩy dòng lưu thông máu trong các mao mạch. Cường độ lực này tăng lên đồng nghĩa với việc tim phải làm việc nhiều hơn để lưu thông máu và làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
 
3. Khó thở, tim đập mạch hoặc chóng mặt
Bác sĩ tim mạch có thể xác định xem nguyên nhân có phải do bệnh tim hay không. Những triệu chứng này có thể là hệ quả của tình trạng nhịp tim bất thường (còn gọi là rối loạn nhịp tim) hoặc bệnh động mạch vành
 
4.Hút thuốc lá
Hút thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới bệnh tim, góp phần làm tăng huyết áp và nguy cơ bệnh ung thư. Hãy tìm hiểu các lời khuyên về cách bỏ thuốc lá.
 
5. Tiểu đường
Bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường có một mối tương quan chặt chẽ với nhau. Lượng đường trong máu được kiểm soát kém ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của mạch máu và làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành. Bác sĩ tim mạch có thể làm việc với bác sĩ chăm sóc chính của bạn và giúp xác định chiến lược điều trị hoặc phòng ngừa nào có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường cho bạn. 
 
6. Có tiền sử bị cholesterol trong máu cao
Cholesterol là một chất béo được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và được tạo ra bởi chính gan trong cơ thể. Hàm lượng Cholesterol cao có thể góp phần tạo ra mảng bám trong động mạch. Một trong những cách bạn có thể giảm cholesterol là ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị cholesterol cũng như giúp giảm nguy cơ đau tim. Trò chuyện với bác sĩ tim mạch để nắm được các loại thực phẩm tốt cho tim mạch và theo dõi lượng cholesterol của bạn để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim.
 
7. Bệnh thận mãn tính
Nếu thận của bạn không hoạt động bình thường sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên đáng kể. Bệnh thận thường gắn liền với bệnh huyết áp cao và bệnh động mạch. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn tìm hiểu liệu tim của bạn đã bị ảnh hưởng chưa, đồng thời đưa ra chiến lược giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim.
 
8. Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim
Một số loại bệnh tim có thể di truyền. Nếu một người thân bị bệnh tim khởi phát sớm (dưới 55 tuổi ở nam và 65 tuổi ở nữ), bác sĩ tim mạch có thể giúp xác định xem điều này ảnh hưởng đến nguy cơ của bạn như thế nào và có thể yêu cầu xét nghiệm hoặc đề xuất các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
 
9. Xơ vữa động mạch
Động mạch là những mạch máu vận chuyển các tế bào hồng cầu giàu oxy từ tim đến toàn bộ các cơ quan còn lại của cơ thể. Nếu bạn từng bị bệnh ở các động mạch khác, chẳng hạn như động mạch chân hoặc các mạch máu lớn đến não (động mạch cảnh), bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh động mạch vành. Bác sĩ tim mạch sẽ xem xét về việc liệu các xét nghiệm khác có được đảm bảo hay không cũng như các lựa chọn điều trị phù hợp.
 
10. Ít vận động hoặc dự định bắt đầu thói quen tập thể dục
Tập thể dục có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng tim khác nhau có thể khiến cho việc tập thể dục không an toàn. Nếu bạn đang xem xét một chế độ tập luyện mới sau một thời gian dài không tập hoặc có một số yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim như được liệt kê ở trên, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước để được tư vấn một bài tập phù hợp. Một vận động viên marathon cho rằng chính việc có lộ trình và bài tập phù hợp đã cứu sống họ.

-----------------------------------
Khoa Nội Tim Mạch - Phòng khám Columbia Asia Sài Gòn
Phối hợp với Nhóm Tim mạch trực thuộc Regent Health đứng đầu bởi Phó Giáo Sư Nguyễn Hoàng Định 
Chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, tầm soát tim mạch, quản lý, điều trị và can thiệp các tình trạng và chăm sóc sức khỏe tim mạch, bởi hội đồng chuyên gia về tim mạch của chúng tôi.