ĐIỀU TRỊ BỆNH HÔ HẤP Ở TRẺ BẰNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU
January 10, 2020
Viêm nhiễm đường hô hấp tuy là bệnh thường gặp nhưng nếu không xử lý sớm sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Khi bị viêm hô hấp, mũi, hầu, họng của trẻ sẽ phù nề và xuất tiết đàm nhớt. Nếu không được hỗ trợ để tống xuất ra, đàm nhớt sẽ ứ đọng gây khó chịu, khiến trẻ bỏ bú, bỏ ăn, nôn ói, khó thở, ho, sốt.
Đàm nhớt đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, bởi đường thở của trẻ nhỏ hẹp, mũi nhỏ, lại không biết cách thở bằng miệng. Nếu bị nghẹt do đàm nhớt, trẻ không thể thở, khi đó nguy cơ tử vong rất cao.
Trẻ lớn hơn đã biết cách thở bằng miệng, nhưng lại phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác. Miệng không phải là cơ quan để thở, niêm mạc miệng không có chức năng làm ấm, làm sạch như niêm mạc mũi. Vì vậy, khi thở bằng miệng đồng nghĩa với việc sẽ hít toàn bộ vi khuẩn, bụi bẩn qua vùng họng, gây bệnh cho vùng này và lan vào cả phế quản.
Rất nhiều trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp lâu ngày đến mức bị tắc - xẹp thùy phổi, thậm chí là xẹp phổi. Nguyên nhân do đàm nhớt xuất tiết trong quá trình viêm nhiễm không được tống xuất ra ngoài, tạo thành nút đàm. Phương pháp vật lý trị liệu (VLTL) hô hấp giúp tống xuất đàm nhớt hiệu quả đã rút ngắn thời gian điều trị và hồi sinh phổi, thùy phổi.
Các phương pháp tống xuất đàm nhớt cho trẻ thường gặp:
- Tại nhà: Phương pháp dân gian mà các bậc phụ huynh hay dùng đó là dùng miệng trực tiếp hút đàm nhớt từ mũi bé. Phương pháp này hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh vì sẽ lây nhiễm các vi khuẩn từ miệng phụ huynh qua cho bé và chỉ giúp tống xuất đàm được trên mũi của bé mà thôi. Hiện nay, chúng ta có thêm dụng cụ hút mũi đảm bảo vệ sinh hơn, tuy nhiên dụng cụ chỉ hỗ trợ tốt khi đàm nhớt lỏng, lượng ít hoặc vừa phải, trong trường hợp đàm nhớt của bé đặc hoặc quá nhiều thì dụng cụ hút ít hiệu quả .
- Tại bệnh viện: Trước đây khi chưa có vật lý trị liệu , thì nhân viên y tế hay dùng máy hút . Với phương pháp máy hút đàm, nhân viên y tế sẽ sử dụng hệ thống máy hút chuyên dùng, nối với 1 ống nhỏ dài được đưa vào mũi và miệng, sâu xuống khí quản của trẻ trong các trường hợp trẻ thở bằng nội trí quản hoặc mở khí quản; hoặc chỉ đưa vào hút tại mũi và miệng với những trẻ quá nhiều đàm mà không tống xuất ra được; trẻ hôn mê, động kinh, co giật, lơ mơ., tuy nhiên do đưa ống vào ống vào bên trong đường hô hấp, ngoài ra lực hút được sử dụng đều có nguy cơ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
- Phương pháp VLTL hô hấp ra đời giải quyết được các khuyết điểm của các phương pháp trên. VLTL hô hấp gồm 2 quá trình: quá trình 1 là rữa mũi bằng nước muối sinh lý ( có thể hướng dẫn ba mẹ thực hiện tại nhà) và tống xuất đàm tại miệng hầu họng, quá trình 2 là dùng kỹ thuật VLTL để tống xuất đàm nhớt từ các phế quản ra gốc phế quản, khí quản, kích thích cơn ho tự nhiên để trẻ tống đàm từ khí quản lên miệng hầu họng, sau đó lặp lại quá trình 1. Phương pháp VLTL đảm bảo vệ sinh, sử dụng phương pháp VLTL không xâm nhập ngoại vật vào đường hô hấp, dùng nước muối rữa sạch sẽ đường mũi và miệng hầu họng, ngoài ra còn tống xuất đàm nhớt ứ đọng trong các phế quản xa mà các phương pháp trên hoàn toàn không làm được.
**Một vài lưu ý đối với người nhà bệnh nhi:
Khi thực hiện phương pháp này, trẻ sẽ khóc nhiều vì cảm giác khó chịu ngay từ khi kỹ thuật viên (KTV) bơm nước muối vào mũi chứ các thao tác của KTV hoàn toàn không làm trẻ đau. Chính phản xạ khóc của trẻ giúp việc tống xuất đàm dễ dàng hơn, trẻ càng khóc lớn, đàm nhớt càng được đẩy ra nhiều và nhanh.
Phụ huynh nên để trẻ nhịn đói trước khi thực hiện VLTL hai giờ đồng hồ.
Sau khi thực hiện VLTL, nên ôm ấp, vỗ về bé, cho bé uống ít nước ấm; 10 phút sau mới cho bé bú sữa.
Việc dùng biện pháp VLTL để tống xuất đàm cho trẻ chỉ được áp dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ và do các KTV được đào tạo chuyên môn thực hiện. Số lần VLTL hô hấp nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé. Thông thường, bác sĩ sẽ cho tái khám và có chỉ định cụ thể tùy từng trường hợp.
---------------------------
Theo Chuyên viên Lê Thị Lệ Thủy - Chuyên khoa Vật Lý Trị Liệu
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
Khi thực hiện phương pháp này, trẻ sẽ khóc nhiều vì cảm giác khó chịu ngay từ khi kỹ thuật viên (KTV) bơm nước muối vào mũi chứ các thao tác của KTV hoàn toàn không làm trẻ đau. Chính phản xạ khóc của trẻ giúp việc tống xuất đàm dễ dàng hơn, trẻ càng khóc lớn, đàm nhớt càng được đẩy ra nhiều và nhanh.
Phụ huynh nên để trẻ nhịn đói trước khi thực hiện VLTL hai giờ đồng hồ.
Sau khi thực hiện VLTL, nên ôm ấp, vỗ về bé, cho bé uống ít nước ấm; 10 phút sau mới cho bé bú sữa.
Việc dùng biện pháp VLTL để tống xuất đàm cho trẻ chỉ được áp dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ và do các KTV được đào tạo chuyên môn thực hiện. Số lần VLTL hô hấp nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé. Thông thường, bác sĩ sẽ cho tái khám và có chỉ định cụ thể tùy từng trường hợp.
---------------------------
Theo Chuyên viên Lê Thị Lệ Thủy - Chuyên khoa Vật Lý Trị Liệu
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương