Cách phòng ngừa căng cơ đùi

January 22, 2022

 Căng cơ (hoặc rách cơ) là một chấn thương khá phổ biến, đặc biệt gặp ở những người thường xuyên chơi thể thao.
 
Đùi có ba nhóm cơ khỏe: cơ gân kheo ở phía sau đùi, cơ tứ đầu ở phía trước và cơ phụ ở bên trong. Trong đó, nhóm cơ gân kheo và cơ tứ đầu có nguy cơ bị căng (rách) cơ cao vì chúng nối khớp háng và khớp gối. Với các hoạt động tốc độ cao, chẳng hạn như điền kinh (chạy, vượt rào, nhảy xa), bóng rổ và bóng đá, nhóm cơ này được sử dụng chủ yếu.
 
Căng cơ thường xảy ra khi cơ bị kéo căng quá giới hạn, làm rách các sợi cơ. Tổn thương này thường xuyên xảy ra gần điểm mà cơ liên kết với mô liên kết cứng, xơ của gân.
 
Một khi bị căng cơ, cơ rất dễ bị tái tổn thương. Do đó, bạn cần phục hồi để cơ lành lại đúng cách và tuân theo các hướng dẫn phòng ngừa từ bác sĩ.
 
1. Triệu chứng
 
Một người bị căng cơ ở đùi thường có các dấu hiệu sau:
  • Cảm giác bị vỡ vụn khi cơ bị rách.
  • Đau đột ngột và có thể dữ dội
  • Bị sưng tấy, bầm tím nếu mạch máu bị vỡ kéo dài sau đùi đến bắp chân và mắt cá chân
  • Khu vực xung quanh chấn thương có thể mềm khi chạm vào

2. Điều trị

 
Căng cơ được phân loại tùy theo mức độ nghiêm.
  • Căng cơ cấp 1: là nhẹ và thường dễ chữa lành.
  • Căng cơ cấp 2: triệu chứng nghiêm trọng và rõ ràng hơn so với cấp 1.
  • Căng cơ cấp 3: là vết rách nặng của cơ có thể mất vài tháng để chữa lành.
 
Hầu hết các trường hợp căng cơ có thể được điều trị ban đầu bằng phương pháp RICE - Rest (Nghỉ ngơi), Ice (Chườm đá), Compression (Băng nén) và Elevation (Nâng cao).
 
  • Nghỉ ngơi: tạm dừng hoạt động gây ra căng cơ bằng cách sử dụng nạng để tránh đè nặng lên chân.
  • Chườm đá: mỗi lần chườm lạnh trong 20 phút, nhiều lần trong ngày. Không chườm đá trực tiếp lên da.
  • Băng nén: để ngăn ngừa sưng thêm, hãy quấn nhẹ vùng bị thương bằng băng mềm hoặc khăn quấn ACE.
  • Nâng cao: để giảm thiểu tình trạng sưng phù, hãy nâng chân lên cao hơn tim.
 
Bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen để giảm đau. Khi đã bớt đau và sưng, tập vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện khả năng chuyển động và cơ khỏe. Bạn chỉ có thể chơi thể thao trở lại khi cơ đã hồi phục hoàn toàn và không còn bị đau.
 
 3. c biện pháp phòng ngừa
 
Bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để giúp ngăn ngừa căng cơ:
 
  • Điều hòa cơ bắp bằng một chương trình tập luyện thường xuyên. Tùy theo độ tuổi mà có bài tập phù hợp.
  • Khởi động trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao. Khởi động kỹ sẽ chuẩn bị cho cơ thể bạn hoạt động với cường độ cao hơn. Nó giúp máu lưu thông, tăng nhiệt độ cơ và tăng nhịp thở của bạn. Khởi động giúp cơ thể có thời gian để điều chỉnh theo nhu cầu tập luyện và có thể giúp tăng khả năng chuyển động và giảm độ cứng cơ.
  • Dành thời gian để giãn cơ sau khi tập thể dục. Kéo căng từ từ và dần dần, giữ vài giây để cơ đáp ứng và kéo dài ra.
  • Nếu bạn bị chấn thương, hãy dành thời gian để cơ hồi phục hoàn toàn trước khi chơi thể thao trở lại. Chờ cho đến khi cơ khỏe và linh hoạt trở lại. Quá trình này có thể mất 10 ngày đến 3 tuần đối với căng cơ nhẹ và lên đến 6 tháng đối với căng cơ nghiêm trọng, chẳng hạn như căng cơ gân kheo.
Nguồn: orthoinfo
-------------------------
Chuyên khoa Chấn thương - Chỉnh hình
COLUMBIA ASIA VIETNAM
Chuyên cung cấp dịch vụ khám, điều trị và phẫu thuật các bệnh cơ xương khớp và chấn thương với trình độ chuyên môn cao