TIêm ngừa ung thư cổ tử cung chưa bao giờ là quá trễ!
October 25, 2019
VIRUS HPV LÀ GÌ?
HPV (Human papilloma virus) là một nhóm virus gây bệnh ở da và niêm mạc người. Có hàng trăm type HPV, nhiễm virus HPV rất phổ biến và hầu hết sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm HPV sẽ gây bệnh ung thư cổ tử cung và các u nhú đường sinh dục cả nam và nữ, liên quan đến các type virus 6, 11, 16 và 18. Ở giai đoạn sớm, ung thư cổ tử cung thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng và có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã có các triệu chứng lâm sàng, ung thư đã xâm lấn, lúc này tỷ lệ tử vong lên đến 50%.
TIÊM NGỪA LÀ CÁCH HIỆU QUẢ ĐỂ PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Tiêm ngừa HPV không bắt buộc nhưng là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vắc xin HPV có thể bảo vệ được 98 – 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung và u nhú đường sinh dục gây ra do các type virus có chứa trong vắc xin, hiệu quả bảo vệ được chứng minh kéo dài trên 10 năm. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có nguyên nhân do các type virus không có trong vắc xin.
Hiện tại bệnh viện Columbia Asia đang triển khai tiêm ngừa với vắc xin Gardasil là loại vắc xin ngừa được 4 type virus gây ung thư cổ tử cung và u nhú đường sinh dục thường gặp. Đối tượng tiêm ngừa là trẻ em gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ ở các lứa tuổi khác vẫn có thể tiêm ngừa vắc xin HPV. Ngoài ra, chỉ định tiêm ngừa HPV cũng được mở rộng cho trẻ em nam từ 11 tuổi trở lên, để phòng ngừa các bệnh u nhú và mụn cóc sinh dục, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC). Lịch tiêm vắc xin Gardasil gồm 3 mũi trong
6 tháng và không cần tiêm nhắc lại hàng năm. Các bác sỹ chuyên khoa sẽ khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sau tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng cao nhất.
-------------------------
Theo Bác sĩ Phan Thị Thu Tâm – Sản phụ khoa
Bệnh viện Columbia Asia Gia Định
HPV (Human papilloma virus) là một nhóm virus gây bệnh ở da và niêm mạc người. Có hàng trăm type HPV, nhiễm virus HPV rất phổ biến và hầu hết sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm HPV sẽ gây bệnh ung thư cổ tử cung và các u nhú đường sinh dục cả nam và nữ, liên quan đến các type virus 6, 11, 16 và 18. Ở giai đoạn sớm, ung thư cổ tử cung thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng và có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã có các triệu chứng lâm sàng, ung thư đã xâm lấn, lúc này tỷ lệ tử vong lên đến 50%.
TIÊM NGỪA LÀ CÁCH HIỆU QUẢ ĐỂ PHÒNG NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Tiêm ngừa HPV không bắt buộc nhưng là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vắc xin HPV có thể bảo vệ được 98 – 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung và u nhú đường sinh dục gây ra do các type virus có chứa trong vắc xin, hiệu quả bảo vệ được chứng minh kéo dài trên 10 năm. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có nguyên nhân do các type virus không có trong vắc xin.
Hiện tại bệnh viện Columbia Asia đang triển khai tiêm ngừa với vắc xin Gardasil là loại vắc xin ngừa được 4 type virus gây ung thư cổ tử cung và u nhú đường sinh dục thường gặp. Đối tượng tiêm ngừa là trẻ em gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ ở các lứa tuổi khác vẫn có thể tiêm ngừa vắc xin HPV. Ngoài ra, chỉ định tiêm ngừa HPV cũng được mở rộng cho trẻ em nam từ 11 tuổi trở lên, để phòng ngừa các bệnh u nhú và mụn cóc sinh dục, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC). Lịch tiêm vắc xin Gardasil gồm 3 mũi trong
6 tháng và không cần tiêm nhắc lại hàng năm. Các bác sỹ chuyên khoa sẽ khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sau tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng cao nhất.
-------------------------
Theo Bác sĩ Phan Thị Thu Tâm – Sản phụ khoa
Bệnh viện Columbia Asia Gia Định