General Surgery

Nên và không nên ăn gì để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng


Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ năm đối với cả nam và nữ. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh bạn nên có một chế độ ăn uống thông minh, tập thể dục, giữ cân nặng hợp lý và hạn chế rượu bia. Trong đó, lựa chọn thực phẩm để ăn đóng vai trò rất quan trọng. Vậy bạn nên và không nên ăn gì để phòng ngừa căn bệnh này?
 
1. Nên: Uống sữa và các sản phẩm từ sữa 
Hầu hết các nghiên cứu đều đồng ý rằng sữa và các sản phẩm từ sữa giàu canxi và vitamin D giúp bảo vệ chống lại ung thư đại tràng.
 

Ung đại trực tràng: Chẩn đoán & khi nào nên tầm soát


1. Tầm soát ung thư đại trực tràng
 
Ung thư đại trực tràng rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì polyp nhỏ thường ít có triệu chứng. Do đó những người khỏe mạnh nên tầm soát sàng lọc sớm để kịp thời phát hiện và loại bỏ các polyp này trước khi chúng chuyển thành ung thư. Ngoài ra, phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm cũng mang lại cơ hội chữa khỏi cao, giúp giảm nguy cơ tử vong.
 

Ung thư đại trực tràng: dấu hiệu và nguyên nhân

Ung thư đại tràng là ung thư gây tử vong cao đứng hàng thứ 5 ở Việt nam sau ung   thư gan, phổi, dạ dày, vú
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư thường xảy ra ở đại tràng (đoạn dài nhất của ruột già) và trực tràng (đoạn nối đại tràng với hậu môn).
 
Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay  gặp nhất ở người lớn tuổi và bắt đầu xuất hiện dưới dạng polyp lành tính ở bên trong ruột già. Theo thời gian, một số polyp này có thể phát triển thành ung thư.
 

Bệnh túi thừa ống tiêu hóa: Viêm túi thừa đại tràng


I. TNG QUAN 
- Túi thừa là những túi nhỏ phồng ra nằm ở lớp niêm mạc của ống tiêu hóa. Túi thừa thường lành tính, nó có thể thấy ở dạ dày, tá tràng, ruột non và ruột già (đại tràng), nhưng phần lớn là ở đại tràng và hiếm khi thấy ở dạ dày. Túi thừa của đại tràng thường không chứa tất cả các lớp của ống tiêu hóa, do đó nó được coi là túi thừa giả. Túi thừa đại tràng bên trái thường thấy hơn bên phải.

Phẫu thuật thành công ca biến chứng nặng của u mô đệm đường tiêu hóa (GIST)


Biến chứng nặng (hoại tử u, áp-xe và xuất huyết tiêu hóa) của khối u mô đệm đường tiêu hóa là loại bệnh lý ít gặp trong ngoại khoa. Nó thường xuất hiện tại các vị trí của ống tiêu hóa như: dạ dày, ruột non, đại trực tràng . . . Bệnh có khi diễn biến âm thầm khiến nhiều bệnh nhân không thấy bất kỳ triệu chứng nào, cho tới khi bệnh đã trở nên nặng nề, phức tạp và đã có di căn xa.
 
Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương vừa qua đã tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhân nam 44 tuổi đến bệnh viện trong tình trạng yếu và có các dấu hiệu sau:

Bệnh nhân 76 tuổi bị sốc nhiễm trùng do viêm phúc mạc toàn thể ổ bụng


Ông Lâm Văn P (76 tuổi) vào cấp cứu trong tình trạng suy kiệt, mất nước, choáng nhiễm trùng với huyết áp giảm còn 6/0 cmHg. 

Người nhà cho biết thêm, trước khi nhập viện 1 ngày, bệnh nhân có triệu chứng đau bụng và sốt cao và ông P từng có tiền sử mổ thoát vị bẹn cách đây 2 tháng. Với những dấu hiệu trên, ngay lập tức Bác sĩ cấp cứu quyết định cho đặt ống thông mũi dạ dày và hút ra 1,2 lít dịch màu đen hôi thối.